Giáo án Địa lý 7 tuần 23
BI 38. THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI”
I) Mục tiêu bài học
1) Kiến thức: Học sinh cần hiểu rõ:
- Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì
- Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và “vành đai mặt trời”
TUẦN: 23 Mơn: Địa Lí 7 Tiết : 43 Người soạn: Phạm Minh Thủ Ngày soạn: 18/01/2013 Ngày dạy: /01/2013 BÀI 38. THỰC HÀNH TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI” I) Mục tiêu bài học 1) Kiến thức: Học sinh cần hiểu rõ: - Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật làm thay đổi sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì - Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và “vành đai mặt trời” 2) Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ công nghiệp để có nhận thức về sự chuyển dịch các yếu tố làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của vùng công nghiệp truyền thống và “vành đai mặt trời” - Kĩ năng phân tích số liệu thống kê để thấy được sự phát triển mạnh mẽ của “vành đai mặt trời” II) Các phương tiện dạy học - Lược đồ công nghiệp Hoa Kì - Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ - Một số hình ảnh, tư liệu về công nghiệp Hoa Kì III) Hoạt động trên lớp 1) Kiểm tra bài cũ (không) 2) Bài thực hành Vào bài: Bài thực hành nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích lược đồ để có nhận thức về sự chuyển dịch các yếu làm thay đổi cơ cấu công nghiệp trên lãnh thổ Hoa Kì. Sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới ra sao? Chúng ta tìm hiểu qua bài thực hành hôm nay 3) Phần thực hành a) Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì - Học sinh làm việc theo nhóm - Quan sát H37.1, H39.1 và dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết: + Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì + Tên các ngành công nghiệp chính + Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì có thời kỳ bị sa sút? (do những cuộc khủng hoảng kinh tế (1970-1973; 1980-1982) vành đai công nghiệp truiyền thống bị sa sút dần, phải thay đổi công nghệ để có thể tiếp tục phát triển) b) Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới - Quan sát H40.1 cho biết vành đai công nghiệp mới của Hoa Kì gồm những khu vực nào? (Bán đảo Fro-ri-đa, ven vịnh Mêhicô, ven biển Tây Nam Hoa Kì, ven biển Tây Bắc giáp Canađa) - Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì (từ Đông Bắc, ven Hồ Lớn xuống vành đai công nghiệp mới phía Nam và ven Thái Bình Dương) - Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trew6n lãnh thổ Hoa Kì? (sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới phía Nam trong giai đoạn hiện nay đã thu hút vốn và lao động trên toàn Hoa Kì, tập trung đầu tư vào ácc ngành kĩ thuật cao cấp mới) - Vị trí của vùng công nghiệp “vành đai mặt trời” có những thuận lợi gì? (Gần biên giới Mêhicô, dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang các nước trung và Nam Mĩ. Phía Tây thuận lợi cho việc giao tiếp với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương) 4) Củng cố và bài tập - Xác định hai cùng công nghiệp quan trọng nhất của Hoa Kì trên lược đồ công nghiệp Hoa Kì? - Khoanh tròn vào câu đúng nhất: Các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì sa sút vì: a. Sau những cuộc khủng hoảng kinh tế b. Công nghệ chưa kịp đổi mới c. Bị các nền công nghiệp mới cạnh tranh gây gắt d. Tất cả các ý trên Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì là: a. Từ phía Tây sang phía Đông kinh tuyến 100oT b. Từ Đông Bắc đến phía Nam và Tây Nam c. Từ Nam lên Bắc d. Từ phía Đông sang phía Tây kinh tuyến 100oT 5) Hướng dẫn về nhà - Ôn tập đặc điểm, cấu trúc địa hình Bắc Mĩ. Sự phân hoá khí hậu BM IV. Rút kinh nghiệm TUẦN: 23 Mơn: Địa Lí 7 Tiết : 44 Người soạn: Phạm Minh Thủ Ngày soạn: 18/01/2013 Ngày dạy: /01/2013 Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ I) Mục tiêu bài học 1) Kiến thức Học sinh cần nắm: - Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ, để nhận biết Trung và Nam Mĩ là không gian địa lý khổng lồ - Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Aêngti, địa hình của lục địa Nam Mĩ 2) Kĩ năng - Phân tích lược đồ tự nhiên, xác định vị trí địa lý và quy mô lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ - Kĩ năng so sánh, phân tích các đặc điểm khu vực địa hình, rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăngti, giữa khu vực Đông và Tây Nam Mĩ 3) Thái độ Có ý thức tích cực, yêu thích môn học II) Các phương tiện dạy học - Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ - Tài liệu, hình ảnh các dạng địa hình Trung và Nam Mĩ III) Hoạt động trên lớp 1) Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? - Sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ? 2) Bài mới Vào bài: Trung và Nam Mĩ còn mang tên là Châu Mĩ La-tinh. Đây là khu vực rộng lớn có đặc điểm thiên nhiên đa dạng, phong phú, có gần đủ các môi trường trên trái đất. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần lãnh thổ tiếp theo này của Châu Mĩ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi Hỏi: Dựa vào H41.1 xác định vị trí, giới hạn của Trung Mĩ? - Giáp biển và đại dương nào? Hỏi: Trung - Nam Mĩ gồm các phần đất nào của Châu Mĩ? Hỏi: Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăngti nằm trong môi trường nào? Có gió gì hoạt động thường xuyên? Hướng gió? Hỏi: Địa hình eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăngti có đặc điểm gì? Hỏi: Vì sao phía Đông eo đất Trung Mĩ và các đảo lại có mưa nhiều hơn phía Tây? Hỏi: Quan sát H41.1 cho biết đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ? Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (Giáo viên: dãy Anđét dài 10000 Km, nhiều dãy song song, nhiều đỉnh núi cao 5000-6000 m, có nhiều khoáng sản) Giáo viên gọi học sinh xác định và đọc tên các đồng bằng trên bản đồ (Đồng bằng Oârinôcô hẹp, nhiều đầm lầy, đồng bằng Pampa, la-prata cao phía Tây-là vùng chăn nuôi và vựa lúa, đồng bằng Amadôn có diện tích là 5tr Km2, đất tốt, rừng rậm bao phủ) Hỏi: Địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác địa hình Bắc Mĩ? - 36oB- 60oN, dài 10000 Km, từ 35oT- 117oT - 2 phần: eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăngti và Nam Mĩ - Nằm trong môi trường nhiệt đới có gió Tín phong Đông Nam thường xuyên thổi - Phần tận cùng của hệ Coócđie, có nhiều núi, cao nguyên, núi lửa hoạt động; Quần đảo Ăngti hình vòng cung kéo dài từ vịnh Mêhicô đến bờ đại lục Nam Mĩ - Vì phía đông đón gió, có gió đông nam thổi từ bờ biển vào - Gồm ba phần: núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, cao nguyên ở phía đông 1) Khái quát tự nhiên - Diện tích: 20,5tr Km2 a) Eo đất Trung Mĩ - Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, gió Tín phong Đông Nam * Eo đất Trung Mĩ - Phần tận cùng của hệ Coócđie, nhiều núi, cao nguyên, núi lửa hoạt động * Quần đảo Ăngti - Gồm vô số đảo quanh biển Caribê, các đảo và núi và đồng bằng ven biển - Khí hậu, thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông- Tây b) Khư vực Nam Mĩ * Hệ thống núi Anđét - Cao đồ sộ nhất Châu Mĩ, trung bình 3000-5000 m - Xen giữa các núi là cao nguyên và thung lũng - Thiên nhiên phân hoá phức tạp * Các đồng bằng ở giữa - Đồng bằng Ôrinôcô, Amadôn, Pampa, Laprata * Sơn nguyên phía Đông - Sơn nguyên Guy a-na, Braxin Bắc Mĩ Nam Mĩ Địa hình phía Đông Núi già Apalát Các sơn nguyên Địa hình phía Tây Hệ thống Coóc-đi-e chiếm gần 1/2 địa hình Bắc Mĩ Hệ thống An-đét cao hơn, đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn Coóc-đi-e Đồng bằng ở giữa Cao phía Bắc, thấp dần về phía Nam Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau, là các đồng bằng thấp, trừ đồng bằng Pam-pa phía Nam cao 4) Củng cố - Quan sát H41.1 xác định phạm vi, lãnh thổ Trung và Nam Mĩ? - Nêu đặc điểm địa hình Trung Mĩ? - So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ? 5. Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn hs học bài Trả lời câu hỏi sgk hướng dẫn làm bài tập 1,2 Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thơng qua báo,đài, internet Hướng dẫn chuẩn bị bài 42. Nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Rút kinh nghiệm Phong Thạnh Đơng, ngày 21 tháng 01 năm 2013 Phĩ hiệu trưởng Hà văn Khải
File đính kèm:
- Đia 7 T23.doc