Giáo án Địa lý 8 tuần 33

BÀI 37. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM

 I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

 - Nắm được các kiểu sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng.

 2. Kỹ năng:

 Phân tích bản đồ sinh vật Việt Nam

 3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.

- Có ý thức bảo vệ MT nhất là MT nguyên sinh vật nước ta

 II. Chuẩn bị:

- GV: lược đồ động , thực vật nước ta

- HS: Xem sgk và Át Lát địa lí VN

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TUẦN: 33	 Môn: Địa Lí 8
Tiết : 46	 
Ngày soạn:
 BÀI 37. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
	- Nắm được các kiểu sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng.
	2. Kỹ năng:
 	Phân tích bản đồ sinh vật Việt Nam
	3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.
- Có ý thức bảo vệ MT nhất là MT nguyên sinh vật nước ta
	II. Chuẩn bị:
GV: lược đồ động , thực vật nước ta
HS: Xem sgk và Át Lát địa lí VN
	III. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức: 
	Kiểm tra sỉ số, vệ sinh và sự chuẩn bị của Hs
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Nhận xét bài thực hành Tiết 2
	3. Bài mới:
	Giới thiệu : Theo tiêu đề SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung.
Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm chung của sinh vật VN.
Dựa vào kiến thức thực tế em hãy cho biết tên các loại SV sống ở những môi trường khác nhau?
Kết luận về giới SV Việt Nam?
Dựa vào gk cho biết giới SV Việt Nam đa dạng được thể hiện như thế nào?vì sao?
 GV chuyển ý: 
Tính chất phong phú và đa dạng của giới SV tự nhiên Việt Nam thể hiện ở số lượng, ở thành phần loại động, thực vật đa dạng về kiểu hệ sinh thái như thế nào?
Hoạt động 2:
 Sự giàu có về thành phần loài sinh vật.
-Dựa vào kênh chữ sách giáo khoa em hãy chứng minh sự giàu có về thành phần loài sinh vật?
- Hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của SV nước ta?
GV: các luồng SV từ Trung Hoa Hymalaya, Malaixia, Ấn Độ, Mianma sang
TÍCH HỢP GDMT
?. Theo em chúng ta cần làm gì để có thể bảo vệ được những loài quí hiếm?
Hoạt động 3:
 Sự đa dạng về hệ sinh thái
( GV: hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã )
Nêu tên và sự phân bố đặc điểm nổi bật các kiểu hệ sinh thái ở nước ta? (4 kiểu)
- Tổ 1: Hệ sinh thái rừng ngập mặn
- Tổ 2: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
- Tổ 3: Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
Dựa vào bản đồ tự nhiên VN xác định một số VQG?
*C¸ nh©n:
 Hệ sinh thái nông nghiệp. 
 Rừng tự nhiên và rừng trồng có gì khác nhau?
TÍCH HỢP GDMT
? Nhà nước ta đã làm gì để bảo tồn nguồn gen quí hiếm?
-Gv chuẩn xác kiến thức
GV chuẩn xác kiến thức trên bản đồ.
Gv cho hsinh đọc ghi nhớ
Sống trên cạn, dưới nước, ven biển; dưới nước: nước mặn, nước ngọt và nước lợ.
Thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ, sinh thái.
Số loài sinh vật:
- Thực vật:> 14600 loài
+ 9949 loài ở rừng nhiệt đới
+ 4675 loài ở rừng cận nhiệt
- Động vật:> 11200 loài
+ 1000 loài chim
+ 250 loài thú
+ 5000 côn trùng
+ 2000 loài cá biển
+ 500 loại nước ngọt
Tl: cấm san bắt động vật quí hiếm, biết bảo tồn nguồn gen quí, Cấm chặt và khai thác rừng bừa bãi, biết bảo vệ MT sống của sinh vật
Thảo luận nhóm 4’
chia lớp 3 nhóm: 3 tổ
Tìm hiểu điểm nổi bật của 4 hệ sinh thái Việt Nam
Đại diện nhóm trả lời
Do khí hậu, thổ nhưỡng và các thành phần khác trong đó thành phần bản địa chiếm >50%, di cư >50%
Rừng tự nhiên nhiều chủng loại sống xen kẽ, rừng trồng thuần chủng theo nhu cầu của con người
- Ba Bể (Bắc Cạn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hóa), Bạch Mã (Huế- Đà Nẵng), Yok Đôn (Đăc Lăc), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Tràm Chim (Đồng Tháp), Côn Đảo (BR- VT)
Tl: Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia
1-2 hsinh đọc
I. Đặc điểm chung:
- Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái do điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật phát triển khá thuận lợi
II. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật:
- Có số loài rất lớn:
+ Thực vật: >14600 loài
+ Động vật: >11200 loài
- Có một số loài quí hiếm cần được bảo vệ
III. Sự đa dạng về hệ sinh thái:
1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
- Rộng 30000ha dọc bờ biển, ven hải đảo
- Sống trong bùn lỏng: cây sú, vẹt, đước, hải sản, chim thú
2. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa:
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích, từ biên giới Việt Trung, Lào đến Tây Nguyên
- Rừng thường xanh (Cúc Phương, Ba Bể)
- Rừng thưa rụng lá: Tây Nguyên
- Rừng tre nứa: Việt Bắc
- Rừng ôn đới: Hoàng Liên Sơn
3. Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia:
- 11 vườn quốc gia
- Nơi bảo tồn gen SV tự nhiên là cơ sở nhân giống mới, phòng thí nghiệm tự nhiên.
4. Hệ sinh thái nông nghiệp:
- Ở vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm trồng cây CN
	4. Củng cố
	Câu 1. Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
	Câu 2. Nêu tên và sự phân bố các kiểu sinh thái rừng ở nước ta.
5. Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn hs học bài
Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet
Hướng dẫn làm bài tập 3 và 4 SGK
Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp theo bài 36
- Nhận xét và đánh giá tiết học
IV. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
 Duyệt
Vũ Thị Ánh Hồng
TUẦN: 33	 	 Môn: Địa Lí 8
Tiết : 47	Người soạn: 
Ngày soạn: 
	BÀI 38. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	Nêu được giá trị tài nguyên sinh vật Việt Nam, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên sinh vật VN
	2. Kỹ năng:
 Phân tích ảnh địa lí
	3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.
- Có ý thức tích cực trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng
II. Chuẩn bị:
	- GV: Các ảnh có liên quan
	- HS: Xem sgk và Át Lát địa lí VN
III. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức: 
	Kiểm tra sỉ số, vệ sinh và sự chuẩn bị của Hs
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1. Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
	Câu 2. Nêu tên và sự phân bố các kiểu sinh thái rừng ở nước ta.
	3. Bài mới:
	Giới thiệu : theo tiêu đề sgk
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
 Giá trị của tài nguyên sinh vật.
 Em hãy quan sát chung quanh lớp học và những vật dụng hàng ngày của em và gia đình làm từ những vật liệu gì?
( GV ngoài những giá trị thiết thực trong đời sống của con người, tài nguyên sinh vật còn có giá trị to lớn về các mặt kinh tế - văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hãy cho biết một số giá trị của tài nguyên thực vật Việt Nam?
( GV theo dõi bổ sung, cho ghi) 
Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển mà em biết?
Hoạt động 2
 Bảo vệ tài nguyên rừng:
TÍCH HỢP GDMT
GV: nguồn tài nguyên SV nước ta phong phú nhưng không phải là vô tận. Do đó cần phải có biện pháp hiệu quả để bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên động vật. Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, nhưng là nước nghèo về rừng, Tb cả nước 0,14ha / người, thấp hơn trị số TB của Châu Á 0,4 ha/ người; 1/10 trị số TB của TG (1,6 ha/ người )
Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng 1943- 2001?
-Hiện nay chất lượng rừng Việt Nam như thế nào? Tỉ lệ che phủ rừng?
Cho biết nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng?
Vậy nước ta có biện pháp chính sách bảo vệ rừng như thế nào? 
Em cho biết Nhà nước ta có phương hướng phấn đấu phát triển rừng như thế nào?
Hoạt động 3:
 Bảo vệ tài nguyên động vật:
Mất rừng ảnh hưởng tới tài nguyên động vật như thế nào?
Kể tên một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?
ĐV ở dưới nước bị giảm sút hiện nay do nguyên nhân nào? 
Chúng ta cần có biện pháp, phương pháp bảo vệ tài nguyên ĐV như thế nào?
Gv gọi hsinh đọc ghi nhớ
Bàn ghế học, tủ học, giườnghầu hết sử dụng gỗ để làm
(Dựa vào bảng 38.1)
2 hs / cặp 3’
Động vật cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người
Quan sát bảng trang 135
( Năm 1943-1993 giảm rất nhanh, gần đây có tăng hơn.)
Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp
Do chiến tranh huỷ diệt, cháy rừng
- Chặt phá, khai thác quá mức tái sinh, đốt rừng làm nương rẫy, do sức ép dân số, mở rộng diện tích nuôi tôm
Nhờ vốn đầu tư về trồng rừng của chương trình PAM, diện tích rừng tăng lên 9 triệu ha (1993) đến 2010 trồng thêm 5 triệu ha
2 hs / nhóm
Mất nơi cư trú, hủy hoại hệ sinh thái, giảm sút tuyệt chủng các loại
Tê giác, trâu rừng, bò tót
Chiến tranh huỷ diệt, khai thác quá mức phục hồi, đốt rừng làm nương rẫy, quản lý bảo vệ kém) 
Ô nhiễm, chất nổ, xung điện, đánh bắt bừa bãi
1-2 hsinh đọc ghi nhớ
I. Giá trị của tài nguyên sinh vật
- Cung cấp gỗ, tre nứa, song mây để làm đồ dùng
- Cung cấp thực phẩm, lương thực như: nấm hương, mộc nhĩ, măng, trám, hạt dẻ
- Cây thuốc chữa bệnh như: tam thất, xuyên khung, ngủ gia bì, ngải cứu, quế, hồi
- Cung cấp cây cho tinh dầu nhựa, chất nhuộm
Ngoài ra còn có giá trị về văn hóa, du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái
 II. Bảo vệ tài nguyên rừng
- Rừng tự nhiên của nước ta bị suy giảm theo thời gian, diện tích và chất lượng
- Từ 1993-2001: diện tích rừng đã tăng nhờ vốn đầu tư về trồng rừng của chương trình PAM
- Tỉ lệ che phủ của rừng rất thấp 33-35% diện tích đất tự nhiên
- Trồng rừng, phủ nhanh đất trống, đồi trọc, tu bổ, tái tạo rừng
- Sử dụng hợp lý rừng đang khai thác, bảo vệ rừng đầu nguồn
 III. Bảo vệ tài nguyên động vật:
 -Không phá rừngbắn giết động vật quí hiếm, bảo vệ tốt môi trường
- Xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật
	4. Củng cố
	Giáo viên cho hsinh trả lời câu 1,2 sgk
 5. Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn hs học bài
Hướng dẫn làm bài tập 3.
+ Hướng dẫn tính tỉ lệ %:
Năm
1943
1993
2001
Tỉ lệ che phủ rừng ( % )
43,3
26,1
35,8
+ Vẽ biểu đồ cột chồng hoặc thanh ngang
+ Nhận xét
Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet
Hướng dẫn chuẩn bị bài tiếp theo bài 39.
Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
.
 Duyệt
Vũ Thị Ánh Hồng

File đính kèm:

  • docĐia 8 T33 (2).doc
Bài giảng liên quan