Giáo án Địa lý 9 cả năm
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Việt (Kinh) có dân số đông nhất, chiếm khoảng 86.2 % dân số cả nước.
- Thấy được mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hoá Việt Nam; các dân tộc cùng nhau đoàn kết, xây dựng bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc, thấy được sự biến động trong phân bố dân tộc do đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng ta trong thời gian qua.
- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc.
B: Các thiết bị dạy học:
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Bộ tranh đại gia đình các dân tộc Việt Nam (nếu có)
- Tranh, ảnh một số dân tộc ở Việt Nam.
uận (7 đ) Câu 1 : (4 điểm) - Trình bày ĐBSCL luôn chiếm tỉ trọng cao về sản lượng, sản xuất thuỷ sản >50% ... - Giải thích : Thuận lợi về TN + Khí hậu nóng ẩm quanh năm. + Nhiều diện tích mặt nước rộng, vùng biển ấm. + Nguồn thuỷ sản phong phú. + Được chú trọng vốn đầu tư. + Thị trường mở rộng. Câu 2 : (3 điểm) - Vẽ đẹp, chia chính xác, có chú giải (2 đ) - Nhận xét (1đ) D- Củng cố: GV thu bài – NX giờ kiểm tra. Công bố đáp án. E- Dặn dò. Học bài mới. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng: Tuần: Tiết: 44 Bài: 38 Ngày soạn : Ngày giảng: Lớp: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo A: Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: - Biết được nước ta có vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo. - Xác định trên sơ đồ, bản đồ vị trí giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta những thuận lợi và khó khăn khi phát triển kinh tế. - Biết các ngành kinh tế biển - Trình bày được tình hình phát triển ngành khai thác nuôi trồng chế biến hải sản và ngành dịch vụ biển đảo. - Có kỹ năng đọc bản đồ lat cat ... - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. B: Các thiết bị dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh SGK C: Các hoạt động trên lớp: Ôn định : Trả bài nhận xét bài kiểm tra của HS Bài mới: Phần mở đầu của trong bài: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo Hoạt đông của Thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Bước 1: GV vào bài thông báo ND bài học : GV cho HS: Quan sát lược đồ, kết hợp với nội dung SGK, hãy : - Cho biết chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển nước ta ? GV yêu cầu HS: Quan sát sơ đồ SGK, hãy : - Xác định trên sơ đồ nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển ở nước ta ? - Tìm và xác định các đảo và quần đảo lớn của vùng biển nước ta ? + Đảo ven bờ (lấy ví dụ) + Các đảo xa bờ (Ví dụ) - Vùng biển và đảo nước ta có điều kiện thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ? Bước 2: - HS phát biểu, HS khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Bước 1: GV cho HS quan sát sơ đồ 38.2 SGK, hãy : - Nêu tên các ngành kinh tế biển ở nước ta ? (4 ngành) HS : Dựa vào Nội dung SGK hãy - Chứng minh rằng nước ta giàu có về hải sản ? - Đọc tên các bãi tôm, cá của vùng biển nước ta ? - Nêu các hình thức đánh bắt và khai thác cá biển ? - Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ ? GV yêu cầu HS : Tìm vị trí các bãi biển, các vườn quốc gia dọc bãi biển và trên các đảo ? - Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch ? - Nêu những giải pháp và xu hướng ? (Chống ô nhiễm MT, XD cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống ND... - Xu hướng phát triển ngành lướt ván du thuyền ném bóng... Bước 2: - HS phát biểu, HS khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. I. Biển và đảo Việt Nam. 1.Vùng biển VN - Bờ biển nước ta dài 3260km, rộng khoảng 1 triệu km2. - Bao gồm : Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 2. Các đảo và quần đảo. Trong vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ được chia thành đảo ven bờ và đảo xa bờ. VD : + Đảo ven bờ, Phú Quốc, Cát Bà... + Đảo xa bờ : Bạch Long Vĩ, Phú Quý và các quần đảo. Tài nguyên phong phú đa dạng đặc biệt là hỉải sản, thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển. II. Triển khia tổng hợp kinh tế biển. 1. Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản Trữ lượng lớn chủ yếu là cá biển. - Hình thức : + Đánh bắt ven bờ, chủ yếu + Đánh bắt xa bờ, nuôi trồng còn quá ít. - Xu hướng : Đẩy mạnh khai thác xa bờ , nuôi trồng hải sản phát triển đồng bộ và hiện đại CN chế biến hải sản. 2. Du lịch biển đảo. Phát triển mạnh chủ yếu là hoạt động tắm biển. Xu hướng : Phát triển nhiều loại hình du lịch để khai thác tiềm năng to lớn về du lịch của biển đảo. D- Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. HS chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi bài 39 E- Dặn dò: HS làm bài tập SGK. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: Tuần: Tiết: 45 Bài: 39 Ngày soạn : Ngày giảng: Lớp: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo (tiếp theo) A: Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: - Trình bày được tiềm năng phát triển ngành khai thác khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí, ngành giao thông biển. Tình hình phát triển kinh tế 2 ngành trên những giải pháp và xu hướng phát triển. Thấy được tài nguyên biển đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển. - Biết những giải pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển. - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. B: Các thiết bị dạy học: - Bản đồ giao thông Việt Nam. - Alat địa lý Việt Nam. - Tranh ảnh SGK C: Các hoạt động trên lớp: Ôn định : Kiểm Tra bài cũ : Nêu đặc điểm của vùng ven biển Việt Nam, kể một số đảo và quần đảo lớn của nước ta ? Bài mới: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo (tiếp theo) Hoạt đông của Thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 2 (tiếp): Bước 1: GV cho HS : Quan sát lược đồ hình 39.2 SGK, hãy : - Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng ven biển nước ta mà em biết, nêu tên các khoáng sản đó và phân bố ở đâu ? - Trình bày tiềm năng về sự phát triển các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta ? - Kể tên các mỏ dầu, thùng dầu đầu tiên được khai thác vào năm nào ? - Tại sao nghề muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ ? GV cho HS quan sát lược đồ, kết hợp nội dung SGK, hãy : - Xác định một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta ? - Cho biết tình hình giao thông vận tải biển ở nước ta ? - Việc phát triển giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn ntn đối với ngành ngoại thương nước ta (Vởn chuyển hàng xuất khẩu ? - Xu hướng phát triển các ngành GTVT ? Bước 2: - HS phát biểu, HS khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Bước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức thực tế. Hãy : - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên ô nhiễm môi trường biển - đảo nước ta. Sự giảm sút này gây hậu quả gì ? (Sự giảm sút rừng ngập mặn) 1940 : 450.000ha 1989 : 190.000ha - Chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo nước ta ? - Liên hệ thực tế ấy nơi các em đang sinh sống ? Bước 2: - HS phát biểu, HS khác bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển. - Biển nước ta có nhiều khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, ti tan, muối. - Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tăng nhanh chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. - Xu hướng : Phát triển hoá dầu – chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, điện, phân bón công nghệ dầu khí - Làm muối phát triển ở ven biển từ Bắc – Nam nhất là Nam Trung Bộ. 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. - Điều kiện : Gần nhiều tuyến giao thông quốc tế nhiều vùng vịnh cửa sông để XD các cảng biển - Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nên kinh tế thế giới. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. 1. Sự giảm sút về tài nguyên MT biển đảo. - Tài nguyên biển ngày càng bị cạn kiệt, biển đảo bị ô nhiễm ngày càng tăng hậu quả làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng tới chất lượng các khu du lịch biển. 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường. Việt Nam đã gia cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển - đảo. - Có kế hoạch khai thác hợp lý. - Khai thác đi đôi với việc bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên . D- Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. Đọc phần ghi nhớ SGK E- Dặn dò: HS làm bài tập SGK. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: Tuần: Tiết: 46 Bài: 40 Ngày soạn : Ngày giảng: Lớp: Thực hành Đánh bắt tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành CN dầu khí A: Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Phát triển kỹ năng phân tích và tổng hợp kiến thức. - Kỹ năng phân tích các mối quan hệ địa lý. - Củng cố kiến thức về tổng hợp phát triển kinh tế biển. B: Đồ dung dạy học. - Atlat Việt Nam. - Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Các bản đồ SGK C: Các hoạt động trên lớp: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Thực hành Nội dung thực hành Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung Hoạt động 1 : Bước1 : GV : Nêu nhiệm vụ cần hoàn thành trong giờ thực hành GV : Yêu cầu HS nhắc lại - Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm những ngành nào ? GV cho HS quan sát bản đồ đọc tên các đảo ven bờ kết hợp đọc bảng 40.1 SGK, hãy : - Cho biết nhiều đảo có điều kiện thích hợp nhất để tổng hợp các ngành kinh tế biển ? Bước 2 : Đại diện các nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2 : Bước1 : GV hướng dẫn HS phân tích biểu đồ : - Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm. - Sau đó phân tích mqh giữa các đối tượng địa lý. Bước 2 : HS dựa vào biểu đồ hình 4.1 kết hợp kiến thức đã học, hãy : - Nhận xét về tình hình khai thác xuất khẩu dầu thô , nhập khẩu xăng dầu ở nước ta ? - Nhận xét về tình hình phát triển ngành CN chế biến dầu khí ở nước ta ? Bước 3 : Đại diện các nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. 1. Bài tập 1 : Đánh giá tiềm năng phát triển KT của các đảo ven bờ. Các đảo : Cát Bà, Côn đảo, Phú Quốc có điều kiện để phát triển các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp , dịch vụ và dịch vụ biển. 2. Bài tập 2 : Phân tích biểu đồ Từ năm 1999 – 2002 : - Sản lượng khai thác dầu thô tăng liên tục. Hầu như toàn bộ lượng dầu khí khai thác đều được xuất khẩu dưới dạng thô. Trong khi xuất khẩu dầu thô nước ta phải nhập lượng xăng dầu chế biến ngày càng tăng. - Ngành CN chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển. Đây là đặc điểm chủ yếu của ngành CN dầu khí. D- Củng cố: GV hệ thống lại phần thực hành. Giải đáp những thắc mắc của HS. Hướng dẫn HS viết và báo cáo. E- Dặn dò. Nghiên cứu Vị trí địa lý phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính tỉnh ...... Vị trí địa lý, giới hạn. Điều kiện TN, TNTN. Các đặc điểm dân cư XH. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng:
File đính kèm:
- DIA LY 9 CA NAM HAY.doc