Giáo án Địa lý 9 Tiết 51 bài 41: Địa lí tự nhiên tỉnh Sơn La
Tiết 51 Bài 41:
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH SƠN LA
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Nêu được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia các đơn vị hành chính của tỉnh Sơn La.
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, khoáng sản và ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
b. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ, sử dụng bản đồ để khai thác kiến thức mới (xác định vị trí, giới hạn, các đặc điểm của địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, khoáng sản của tỉnh).
- Phân tích số liệu thống kê và biểu đồ.
Ngày soạn: 11/4/2014 Ngày dạy: 14/4/2014 9A 15/4/2014 9B V- ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Tiết 51 Bài 41: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH SƠN LA 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Nêu được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia các đơn vị hành chính của tỉnh Sơn La. - Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, khoáng sản và ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh b. Kĩ năng: - Đọc bản đồ, sử dụng bản đồ để khai thác kiến thức mới (xác định vị trí, giới hạn, các đặc điểm của địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, khoáng sản của tỉnh). - Phân tích số liệu thống kê và biểu đồ. c. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của tỉnh, có những hành động phù hợp lứa tuổi để bảo vệ môi trường tự nhiên của tỉnh. Nhận xét và phân tích về những thay đổi khí hậu, thủy văn ở địa phương trong những năm gần đây. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên:Máy chiếu Bản đồ hành chính Việt Nam. Bản đồ tự nhiên tỉnh Sơn La. Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La. b. Học sinh: Học bài cũ. Đọc và chuẩn bị bài mới. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (Không) * Đặt vấn đề vào bài mới: 1' Để giúp các em có những kiến thức cơ bản, khái quát về thiên nhiên con người và hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra ở địa phương. b. Dạy nội dung bài mới: G ? G ? G ? G ? G ? G ? ? G G G ? G ? G G ? G ? ? G ? G ? G ? ? G ? G ? G Treo bản đồ hành chính Việt Nam. Xác định vị trí của tỉnh Sơn La trên bản đồ ? Nằm ở 20o39'B - 22o02'B 103o11'Đ - 105o02'Đ Tỉnh Sơn La nằm ở vùng nào ? Giáp với các tỉnh, thành phố nào ? Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước CHDCND Lào với đường biên giới 250 km. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái và Lai Châu. Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình. Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên. Với vị trí địa lí đó có ý nghĩa gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội ? Sơn La nằm trên trục đường quốc lộ số 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, trên tuyến đường giao thông huyết mạch chính của vùng Tây Bắc. Nằm án ngữ ở phía tây bắc của thủ đô Hà Nội, lại có đường ranh giới dài với CHDCND Lào (250km). => Vì thế Sơn La có vị trí địa lí quan trọng về mặt kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Với vị trí đó, Sơn La sẽ trở thành một trọng điểm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Tây Bắc. Cho biết diện tích của tỉnh Sơn La ? Với tổng diện tích tự nhiên 14.055 km2, Sơn La đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh, thành phố của cả nước. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy nêu quá trình hình thành tỉnh (thành phố) Sơn La? Khi mới thành lập có tên là tỉnh Vạn Bú, tỉnh lị đặt ở Vạn Bú. Đến năm 1904, tỉnh lị của tỉnh Vạn Bú chuyển về SL nên tên tỉnh cũng đổi là Sơn La. Hiện nay tỉnh Sơn La chia thành bao nhiêu đơn vị hành chính? Hãy kể tên các tỉnh, thành phố của Sơn La ? Thị xã Sơn La là tỉnh lị, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Y/c HS thảo luận trong phạm vi nhóm về các nội dung đã giao ở tiết học trước: (Phát phiếu HT) 5' * Nhóm 1: - Trình bày đặc điểm địa hình của tỉnh Sơn La ? - Đánh giá ảnh hưởng của địa hình tới phát triển KT - XH tỉnh Sơn La ? - Hệ thống núi tả ngạn sông Đà là ranh giới giữa Sơn La và Yên Bái có độ cao trên 2000m với các đỉnh cao Phu Sung Song 2587m, Phu Luông 2985m, Phu Sa Phin 2874m - Ở giữa bờ sông Đà là dãy Su Sung Chảo Trai gần 2000m với đỉnh Copia 1817m. - Hệ thống núi Phía Tây biên giới Việt - Lào là dải Pu Sam Sao cao 1897m, Phu La Lan 1840m. Dựa vào sự hiểu biết, hãy kể tên các cao nguyên mà em biết ? - Cao nguyên Mộc Châu cao từ 800 - 1000m địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích rộng 20 ngàn ha. - Cao nguyên Sơn La - Nà Sản với độ cao 600 - 800m, đất đai bằng phẳng màu mỡ, diện tích 13 ngàn ha. => Địa hình bao gồm nhiều dạng tạo điều kiện cho Sơn La phát triển một nền nông - lâm nghiệp với cơ cấu đa dạng. * Nhóm 2: - Trình bày đặc điểm của khí hậu tỉnh Sơn La. Đặc điểm đó đem lại cho Sơn La những nét độc đáo thế nào trong phát triển kinh tế ? - Nêu ảnh hưởng của những biến động thời tiết tới đời sống và sản xuất của nhân dân ? - Nhiệt độ TB năm 20oC - 22oC. Mùa hè nhiệt độ TB từ 23oC - 25oC. Mùa đông 15oC - 19oC. - Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa: + Mùa đông lạnh khô, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng 1 là tháng lạnh nhất. + Mùa hạ nóng ẩm, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Nhiệt độ tối cao ở các thung lũng có thể đạt tới 42oC và tối thấp có thể xuống dưới 0oC. Vì sao trên cùng tỉnh Sơn La có nơi thì nóng, có nơi thì lạnh ? => Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên hình thành nên nhiều tiếu vùng khí hậu khác nhau, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Bằng hiểu biết thực tế, em hãy cho biết những thay đổi về thời tiết và Kh ở địa phương trong những năm gần đây? * Nhóm 3: Kể tên các sông, suối lớn của tỉnh Sơn La. Nêu rõ đặc điểm và giá trị kinh tế của các sông, suối của Sơn La? - Sông Đà - Sông Mã => Sông suối của Sơn La rất giàu tiềm năng thuỷ điện, trong đó có 96 điểm xây dựng được thuỷ điện (thuỷ điện Sơn La đang được xây dựng trên sông Đà với công suất 3600 MW). Có mật độ sông suối khá dày, phân bố không đều. Sông suối có trắc diện nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh và thuỷ chế thất thường gây ảnh hưởng đến phát triển lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi. * Nhóm 4: Sơn La có những loại đất nào? Phân bố ở đâu? Những loại đất đó thích hợp với những cây trồng nào ? Hiện trạng sử dụng đất ở Sơn La như thế nào ? - Hệ số sử dụng quỹ đất Sơn La còn ở mực thấp, bình quân diện tích tự nhiên 1,586ha/người thì đất chưa sử dụng là 1,01ha/người, đất sử dụng bình quân 0,2ha/người. - Đất Sơn La bị suy thoái nhiều do thảm thực vật bị tàn phá nặng nề và những tập quán canh tác lạc hậu. Để bảo vệ và cải thiện đất chúng ta cần làm gì ? Cần hạn chế phương pháp quảng canh lạc hậu, di canh di cư, đầu tư phân bón hợp lí, đặc biệt là phân hữu cơ để bồi dưỡng, nâng cao độ phì của đất, đặc biệt chú trọng phục hồi thảm TV che phủ. Nêu thực trạng tài nguyên rừng ở Sơn La? - Sơn La có diện tích đất lâm nghiệp lớn chiếm 73% diện tích tự nhiên. - Diện tích đất lâm nghiệp có rừng còn ít (44%) so với cả nước (36,43%) Hãy kể tên các tài nguyên động, thực vật ở Sơn La mà em biết? - Thực vật: pơmu, đinh hương, nghiến, dổi, thông, lát hoa, quế... - Động vật: voi, bò tót, vượn đen, voọc xám, voọc má trắng, hổ, báo, gấu, lợn rừng, sơn dương.... Sơn La có những loại khoáng sản nào ? - Sơn La có khoảng 10 mỏ than với trữ lượng khoảng 40 triệu tấn. Mỏ than đáng chú ý nhất là Suối Bàng (Mộc Châu) trữ lượng đạt 2.374.000 tấn. Ngoài ra còn có ở Phù Yên; Yên Châu - Mỏ đồng - cô ban - niken Bắc Yên có trữ lượng khoảng 984.000 tấn . - Sắt Mường La, Mường Bon -Mai Sơn - Nguồn nước khoáng ở Hủa La - Sơn La, Mường La, Mộc Châu Nguồn tài nguyên này có giá trị như thế nào đối với việc phát triển KT- XH của tỉnh ? Phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ tỉnh Sơn La. 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. 5' -Vị trí: Nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. - Tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố H:- Thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu quốc tế. - Diện tích 14.055 km2 (4,2% diện tích cả nước). 2. Các đơn vị hành chính. 5' - Thành lập ngày 10/10/1895. - Sơn La có 11 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh H: đọc trên BĐ II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 29' BĐKH 1. Địa hình. 6' - Bị chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và các cao nguyên. - Độ cao trung bình từ 600 - 700m. - Hướng Tây Bắc - Đông Nam. 2. Khí hậu: 6' Nhiệt đới gió mùa chí tuyến, có 2 mùa rõ rệt: + Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. + Mùa đông lạnh, khô, trên núi cao có hiện tượng sương muối, sương giá 3. Thuỷ văn: 6' - Với 2 con sông lớn: sông Đà, sông Mã chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. - Cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất và xây dựng hồ thuỷ điện (thuỷ điện Sơn La). 4. Thổ nhưỡng: 4' Gồm đất feralit đỏ vàng (89,7%) phân bố ở vùng đồi núi thấp và đất mùn trên núi ở vùng núi cao phía nam có độ dốc lớn. 5. Tài nguyên sinh vật:6' - Độ che phủ rừng đạt 44% diện tích tự nhiên. - Thực vật gồm 69 họ và hơn 305 loài, phần lớn là rừng thứ sinh, tái sinh. - Động vật còn rất ít : nai, hoẵng, sơn dương, công, hoạ mi, gà gô 6. Khoáng sản: 3' - Có nguồn tài nguyên phong phú: than (Mộc Châu, Yên Châu, Quỳnh Nhai); đồng (Mộc Châu, Mai Sơn); Niken (Bắc Yên); sắt, vàng, quặng nhôm, nguồn nước khoáng c. Củng cố, luyện tập: 4' ? Theo em thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. d. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: 1' - Học thuộc bài theo nội dung đã ghi. - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc và chuẩn bị bài 42 (Tiếp theo) * Nhận xét sau khi dạy: - Thời gian:.............................................................................................................. - Nội dung kiến thức:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Phương pháp giảng dạy:........................................................................................ .........................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA Dia SLa.doc