Giáo án Địa lý 9 tuần 17

BÀI 27. THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ

 DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

 I.Mục tiêu.

 1. Kiến thức

 Sau bài học học sinh cần:

- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển của cả hai vùng BTB và DH NTB bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển.

2. Kĩ năng.

- Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc bản đồ và phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian giữa BTB và DHNTB.

 

doc6 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TUẦN: 16	Môn: Địa Lí 9
Tiết : 32	
Ngày soạn
BÀI 27. THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ 
 DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
 I.Mục tiêu.
	1. Kiến thức
	 Sau bài học học sinh cần:
Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển của cả hai vùng BTB và DH NTB bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển.
2. Kĩ năng.
Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc bản đồ và phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian giữa BTB và DHNTB.
3. Thái độ.
- Có ý thức tích cực, phát biểu trong học tập
 II.Chuẩn bị
- GV: Bản đồ kinh tế Việt Nam
- HS: xem và chuẩn bị bài trong sách giáo khoa , Átlát địa lí Việt nam.
 III. Tiến trình lên lớp
	1.Ổn định tổ chức
	 Kiểm tra vệ sinh và sỉ số học sinh lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	 Lồng ghép vào nội dung bài học.
	3.Dạy bài mới
	 Giới thiệu: nội dung và phương pháp thực hành
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1. Dựa vào các hình 24.3 và 26.1 hãy xác định:
- Các cảng biển
- Các bãi cá, bãi tôm
- Các cơ sở sản xuất muối
- Những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng
=> Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc trung Bộ và duyên hải Nam trung Bộ.
Giáo viên cho học sinh thu thập thông tin sgk ( kênh chữ và kênh hình ) 
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh Khai thác bảng số liệu
 Giáo viên cho học sinh quan sát 
Bảng số liệu sgk
Gv cho hs chia nhóm 4 hs thảo luận, thống nhất trả lời câu hỏi sgk
Nội dung :
- So sánh sản lượng thủy sản ở BTB và DHNTB
- Vì sao có sự chênh lệch đó.
Gv chuẩn xác và kết luận.
Hoạt động của Trò
Hoạt động cả lớp dưới sự hướng dẫn của Gv
Học sinh xác định cá nhân trên bản đồ; học sinh nhận xét
Hs chia nhóm , thảo luận.
Cần đạt : 
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng :
BTB > DH NTB
Sản lượng thủy sản khai thác :
BTB < DH NTB
- Do : Người dân ở BTB có nhiều kinh nghiệm.
DH NTB có nhiều tiềm năng hơn so với BTB
Nội dung
Bài tập 1. Dựa vào các hình 24.3 và 26.1 hãy xác định:
- Các cảng biển: Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng,Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang
- Các bãi cá, bãi tôm
- Các cơ sở sản xuất muối: Sa Huỳnh, Cà Ná
- Những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng
=> Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc trung Bộ và duyên hải Nam trung Bộ là rất lớn
Bài tập 2. Khai thác bảng số liệu
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng :
BTB > DH NTB
Sản lượng thủy sản khai thác :
BTB < DH NTB
- Do : Người dân ở BTB có nhiều kinh nghiệm.
DH NTB có nhiều tiềm năng hơn so với BTB
4.Thu hoạch
Hs theo nhóm hoàn thành theo nội dung câu hỏi bài thức hành và gv đánh giá trên lớp.	
 	5.Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn HS học bài theo tập ghi và SGK.
Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi SGK.
Hướng dẫn HS soạn bài 28 SGK.
Nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm
 Duyệt
 Vũ Thị Ánh Hồng
TUẦN: 17	Môn: Địa Lí 9
Tiết : 33	
Ngày soạn: 
BÀI 28. VÙNG TÂY NGUYÊN
 I.Mục tiêu.
	1. Kiến thức
	 Sau bài học học sinh cần:
Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của vùng.
Biết việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng Cà Phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng xấu đến MT , Vì vậy việc bảo vệ MTTN, khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng là nhiệm vụ quan trọng của vùng.
2. Kĩ năng.
Xác định được trên bản đố, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về dân cư, xã hội của vùng.
Phân tích bản đồ, lược đồ địa lí tự nhiên để nhận biết và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng.
3. Thái độ.
- Có ý thức bảo vệ môi trường
 II.Chuẩn bị
GV: Bản đồ, lược đồ tự nhiên của vùng Tây Nguyên.
 Một số tranh ảnh có liên quan.
HS: xem và chuẩn bị bài trong sách giáo khoa , Átlát địa lí Việt nam.
 III. Tiến trình lên lớp
	1.Ổn định tổ chức
	 Kiểm tra vệ sinh và sỉ số học sinh lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	 Nhận xét bài thực hành
	3.Dạy bài mới
	 Giới thiệu: theo tiêu đề sgk
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1.Xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng
Giáo viên cho học sinh thu thập thông tin sgk ( kênh chữ và kênh hình, H28 .1 ) 
Gv treo lược đồ tự nhiên của vùng và cho học sinh quan sát hình 28.1 sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh xác định vị trí của vùng giáp với những vùng hay quốc gia nào.
Chuẩn xác và kết luận
- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định tiếp về giới hạn của vùng về:
 + Các tỉnh.
 + Diện tích.
Giáo viên chuẩn xác, kết luận
Giáo viên cho học sinh trao đổi cặp câu hỏi sau:
?. Với vị trí và giới hạn lãnh thổ đó có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?
Giáo viên chuẩn xác, kết luận
Chuyển ý. Với vị trí và giới hạn lãnh thổ như vậy vùng có những điều kiện tự nhiên như thế nào?
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ tự nhiên của vùng và quan sát hình 25.1 SGK.
?. Hãy trình bày đặc điểm địa hình của vùng? Nêu tên các cao nguyên từ Bắc vào Nam?
Giáo viên chuẩn xác, kết luận.
?. Hãy tìm trên bản đồ các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Bắc Cam Pu Chia?
Giáo viên chuẩn xác, kết luận
?. Dựa vào bảng 28.1 nêu các tài nguyên quan trọng của vùng.
? Quan sát trên bản đồ . Hãy xác định vị trí phân bố của các vùng đất Badan và các mỏ Bô Xit ?
?. Nêu những thuận lợi đối với phát triển kinh tế của vùng và những khó khăn đến phát triển kinh tế của vùng?
 Giáo viên chuẩn xác, kết luận.
Tích hợp giáo dục môi trường.
?. Vấn đề cần quan tâm ở đây là những vấn đề gì?
? Theo em cần giải quyết vấn đề trên như thế nào ?
Giáo viên chuẩn xác, 
Chuyển ý.Vấn đề dân cư-xã hội của vùng có những đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn gì đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm dân cư-xã hội.
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu bảng 28.1 SGK
Giáo viên cho học sinh quan sát tiếp bảng 25.2 SGK.
?. Hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên so với cả nước?
Giáo viên chuẩn xác, kết luận
Giáo viên cho học sinh trao đổi cặp để thống nhất và trả lời câu hỏi:
?. Đặc điểm dân cư, xã hội có những thuận lợi, khó khăn gì đến sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng?
Giáo viên chuẩn xác, kết luận và cung cấp thông tin về đặc điểm dân cư của vùng.
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động của Trò
Hoạt động cả lớp dưới sự hướng dẫn của Gv
Học sinh xác định cá nhân; học sinh nhận xét
Học sinh xác định cá nhân; học sinh nhận xét
Kĩ thuật suy nghĩ 1 phút
Học sinh trao đổi cặp,thống nhất câu trả lời,trình bày,nhận xét,bổ sung.
Hoạt động cả lớp
Tl : Có địa hình cao nguyên xếp tầng ( CN Kon Tum, P lây ku, Đăk lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Duy Linh
Học sinh xác định cá nhân; học sinh nhận xét, bổ sung.
Học sinh trình bày cá nhân
Học sinh xác định
Học sinh trình bày cá nhân hoặc cặp. Cần đạt :
- Thuận lợi : Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành ( đất badan nhiều nhất cả nước, rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ năng thủy điện khá lớn, khoáng sản có trữ lượng bô xít lớn )
- Khó khăn : thiếu nước trong mùa khô.
Tl : Cần khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và trồng rừng, ổn định nền kinh tế...
Tl : Cần phải bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên hợp lí...
Hoạt động cả lớp
Kĩ thuật công não
Tl : Thấp hơn cả nước
Hs chia cặp, thảo luận
Tl : 
- Đặc điểm : là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người ( Gia- rai ; Ê-Đê ; Ba na ; M Nông ; Cơ- ho...), là vùng thưa dân nhất nước ta, dân tộc kinh phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông- lâm trường.
- Thuận lợi : nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Khó khăn : thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.
1-2 học sinh đọc
Nội dung
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚi HẠN LÃNH THỔ
- Vị trí:
 + Giáp Lào, Cam Pu Chia
 + Giáp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ.
 + Vùng duy nhất của nước ta không giáp biển.
- Giới hạn lãnh thổ:
 + Gồm 5 tỉnh .
 + Diện tích: 54475 Km2
- Ý nghĩa: Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối quan hệ với Duyên Hải Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Cam Pu Chia.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- Địa hình: Có địa hình cao nguyên xếp tầng ( CN Kon Tum, P lây ku, Đăk lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Duy Linh
- Có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận:
 + S Xê xan, s. X rê pôk chảy về đông bắc Cam Pu Chia
 + S. Đồng Nai chảy về Đông Nam Bộ
 + S. Ba chảy về DHNTB
- Nhiều tài nguyên thiên nhiên
- Thuận lợi : Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành ( đất badan nhiều nhất cả nước, rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ năng thủy điện khá lớn, khoáng sản có trữ lượng bô xít lớn )
- Khó khăn : thiếu nước trong mùa khô.
III.ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Tây vá phía Đông.
- Chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội: thấp hơn cả nước.
- Đặc điểm : là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người ( Gia- rai ; Ê-Đê ; Ba na ; M Nông ; Cơ- ho...), là vùng thưa dân nhất nước ta, dân tộc kinh phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông- lâm trường.
- Thuận lợi : nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Khó khăn : thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.
4.Củng cố
Câu 1	: Trong xây dựng kinh tế-xã hội,Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn?
Câu 2. Nêu sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên?	
 	5.Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn HS học bài theo tập ghi và SGK.
Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi SGK.
Hướng dẫn làm bài tập 3- vẽ biểu đồ thanh ngang.
Hướng dẫn HS soạn bài 29 SGK.
Nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docĐia 9 T17.doc