Giáo án Địa lý 9 tuần 26

BÀI 37. THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ

VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA NGÀNH

THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực, vùng có thế mạnh về thủy, hải sản.

- Biết phân tích tình hình phát triển ngành thủy sản, hải sản ở vùng đồng bằng sông cửu long.

2. Kĩ năng

 Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng sông cửu long và đồng bằng sông hồng so với cả nước.

3. Thái độ

Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.

II. Chuẩn bị

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TUẦN: 26	Môn: Địa Lí 9
Tiết : 45	
Ngày soạn: 
BÀI 37. THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ 
VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA NGÀNH 
THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
- Hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực, vùng có thế mạnh về thủy, hải sản.
- Biết phân tích tình hình phát triển ngành thủy sản, hải sản ở vùng đồng bằng sông cửu long.
Kĩ năng
 Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng sông cửu long và đồng bằng sông hồng so với cả nước.
Thái độ
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.
Chuẩn bị
 - GV: Bản đồ kinh tế của vùng.
- HS: Sưu tầm tư liệu và sách giáo khoa, Át lat địa lí Việt Nam.
Tiến trình lên lớp
1.Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra trong nội dung bài thực hành
3.Dạy bài mới
Giới thiệu bài : Gv giới thiệu nội dung và phương pháp thực hành.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Họat động 1: (cá nhân) 15’
Bài tập 1:
GV: yêu cầu học sinh đọc đề bài tập.
? Để làm bài tập, chúng ta cần làm những công đoạn nào.
-Chuyển số liệu (từ tuyệt đối sang tương đối).
-Vẽ biểu đồ.
? Nên chọn biểu đồ gì.
Hoặc:
+Hình cột chồng.
+Hình cột thanh ngang.
+Hình tròn (mỗi loại thủy sản vẽ một biểu đồ)
GV: chuyển đổi số liệu.
Loại
ĐB sông Cửu Long
ĐB sông Hồng
Cả nước
Cá biển 
khai thác
41,5
4,6
100
Cá nuôi
58,4
22,8
100
Tôm nuôi
76,8
3,9
100
Biểu đồ dạng cột chồng: 
- Vẽ đúng tỉ lệ
- Có chú thích, khoa học
- Tên biểu đồ
- Trình bày sạch, đép
Hoạt động 2: (nhóm) 20’
Bài tập 2:
GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm nội dung các câu hỏi a, b, c dựa vào kiến thức đã học và bản đồ kinh tế của vùng.
Câu a: ( SGK )
a-Thế mạnh đồng bằng sông Cửu Long:
*Về điều kiện tự nhiên:
-Diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn hơn hẳn.
-Nguồn cá tôm dồi dào: nước mặn, ngọt, lợ.
-Bãi cá, tôm trên biển rộng.
*Về nguồn lao động:
-Có kinh nghiệm và tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đông đảo.
-Người dân thích ứng linh họat với nền kinh tế thị trường.
*Cơ sở chế biến: có nhiều cơ sở, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu (thị trường: các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ).
Câu b: ( SGK )
b-Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt vì:
+ Có 4 nội dung như ở câu a.
+ Nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, thị trường xuất khẩu rộng.
Câu c: ( SGK )
c-Khó khăn:
-Vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ.
-Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao.
-Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao.
-Chủ động thị trường, chủ động nước 
-Chủ động thị trường, chủ động né tránh vào cảng của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
4. Thu hoạch
- Gv cho hsinh đánh giá, Gv chuẩn xác kết luận
- Học sinh hoàn thành bài thu hoạch theo nhóm 4 hsinh.
 	5.Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn HS hoàn thành bài thực hành vào tập học.
Hướng dẫn HS chuẩn bị và soạn bài ôn tập về vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.
Nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm
Phong Thạnh Đông, ngày 04 tháng 03 năm 2013
Phó Hiệu trưởng
Hà Văn Khải

File đính kèm:

  • docĐia 9 T26.doc