Giáo án Ghép lớp 4 + 5 tuần 3 buổi chiều

Trình độ 4

Toán

Tiết 12: LUYỆN TẬP

- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.

- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

- Bài tập cần làm: Bài 1 ; Bài 2 . Bài 3(a, b, c) Bài 4(a,b)

* Bài dành cho HS khá, giỏi: Bài 3(d,e) Bài 4(c)

 

doc15 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ghép lớp 4 + 5 tuần 3 buổi chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
m việc nhóm.
2.Bản làng với nhà sàn:
 -Yêu cầu HS Đọc sgk, quan sát tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn.
? Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Nằm ở sườn núi cao, thung lũng.
? Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
+ Bản có ít nhà.
*Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
+ Để chống thú dữ, tránh ẩm thấp.
? Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
+ Nhà sàn làm bằng tre, gỗ, nứa..
? Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi?
+ Nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói.
2.4. Hoạt động 3: Làm việc nhóm. 
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
? Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
+ Mua bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá và gặp gỡ , kết bạn của nam nữ thanh niên.
? Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ phiên? Tại sao chợ lại bán hàng hoá này?
+ Hàng thổ cẩm, mộc nhĩ, măng,
?Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? 
+ Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng,...
? Lễ hội đó được tổ chức vào mùa nào?
+ Mùa xuân.
?Trong lễ hội có những hoạt động gì?
+ Thi hát, múa sạp, ném còn.
? Nhận xét gì về truyền thống của các dân tộc trong hình 4,5,6?
+ Được trang trí công phu, màu sắc sặc sỡ.
- KNS:
- Hs đọc phần ghi nhớ SGK.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS xác định vần và chép vần vào mô hình cấu tạo vần.
1 HS lên bảng xác định vần và chép vần của các tiếng: nguyễn, trạng, khoa.
- HS nhận xét 
- GVNX đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Vào bài.
a.Hướng dẫn HS nhớ viết:
- Hai HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ viết.
- GV nhắc HS những chữ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số.
- HS viết bảng con: Việt Nam, bước tới, vinh quang,
- HS nhớ lại và tự viết bài.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm, chữa 6- 7 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 2: 
- GV hướng dẫn cáhc làm.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, GVkết luận nhóm thắng cuộc 
*Bài tập 3:
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của BT
? Khi viết một tiếng, dấu thanh cần đặt ở đâu
- Dấu thanh đặt ở âm chính
- Ba HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................
Tiết 2
Trình độ 4
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Kể chuyện 
Tiết 3: KỂ CHUYỆN
ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Khoa học
Tiết 6: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện ) đã nghe , đã đọc có nhận vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu ( theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
* HS khá, giỏi kể được chuyện ngoại SGK.
* Sau bài học HS biết:
 - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
 - Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đ Dùng 
+ Sưu tầm các chuyện nói về lòng nhân hậu.
 + Bảng phụ viết phần gợi ý 3 sgk.
- Thông tin và hình trang 14, 15 (SGK)
- HS sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc.
- Nhận xét đánh giá.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
- HS giới thiệu những câu chuyện đã chuẩn bị.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài:
- GV ghi đề bài trên bảng.
- Gợi ý HS xác định trọng tâm của đề.
Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc nói về lòng nhân hậu.
- Yêu cầu đọc phần gợi ý sgk.
? Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào?
?Lấy ví dụ một truyện nói về lòng nhân hậu?
? Em đã sưu tầm câu chuyện của mình ở đâu?
- GV nhắc HS: những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ trong SGK giúp các em biết biểu hiện của lòng nhân hậu. Nếu các em kể 1 trong những câu chuyện đó điểm sẽ không cao như em tự tìm được.
- Gv dán bảng dàn bài kể chuyện.
- Nhắc HS:
+ Trước khi kể em cần giới thiệu truyện của mình.
+ Kể chuyện phải có đầu, có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+Những truyện dài các em có thể kể 1 đoạn.
b. Kể chuyện trong nhóm:
-Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm .
- GV gợi ý câu hỏi cho HS thảo luận sau khi kể.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
c. Tổ chức cho HS thi kể chuyện:
- GV đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất.
- Nhận xét, tuyên dương HS
A. Kiểm tra bài cũ:
 H: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- GV yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác dã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu:
H: Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?
- GV nhận xét khen ngợi HS giới thiệu đầy đủ lưu loát theo yêu cầu.
2.Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
*Mục tiêu: - Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 - 6 tuổi, từ 6 - 10 tuổi.
*Cách tiến hành
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 	+ HS làm việc theo HD của GV.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
	+ GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào làm xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong, GV mới yêu cầu các em giơ đáp án.
+ Đáp án: 1 - b
	 2 - a	
	 3 – c
+ GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động 3: Thực hành.
**Mục tiêu: - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
Cách tiến hành:
- HS đọc các thông tin trang 15- SGK và trả lời câu hỏi của GV
? Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
- Vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất...
- GV kết luận:
tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người, vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất:
- Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
- cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
- Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
2 - 3 HS đọc mục bạn cần biết.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp + Sinh hoạt lớp. 
Tiết 3: LÀM VỆ SINH CHUNG - NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được cách làm vệ sinh trường lớp phục vụ cho việc học tập rèn luyện của bản thân và góp phần làm cho môi trường thêm sạch sẽ.
- Rèn kỹ năng làm công tác vệ sinh và nâng cao tinh hợp tác làm việc cho học sinh.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục, phương hướng tuần sau.
II. Chuẩn bị: 
- Thời gian 30 phút.
- Địa điểm lớp học, sân trường.
- Đối tượng học sinh lớp ghép 4 + 5 số lượng 11 em.
- Chổi, giẻ lau, hót rác, xô rác.
III. Hoạt động: 
*Hoạt động 1: Làm vệ sinh chung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài mới: Giới thiệu hoạt động.
A. Hoạt động 1: Quét dọn trường, lớp (20 phút)
Bước1: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ.
* Kiểm tra dung cụ các nhóm
* GV chia lớp thành 2 nhóm, phân công nhóm trưởng và nhóm phó đôn đốc các bạn trong nhóm cùng vệ sinh. Nhóm trưởng nhận sự phân công khu vực vệ sinh của nhóm.
- Nhóm 1: vệ sinh lớp học (quét lớp, lau bàn ghế, quét mạng nhện,...)
- Nhóm 2 : Nhặt rác sân trường, xung quanh lớp học, nhổ cỏ xung quanh lớp học.
 * Trước khi vệ sinh GV nhắc HS phải đeo khẩu trang, vẩy qua nước chỗ nền đất cho đỡ bụi. Nhắc HS Làm vệ sinh phải cẩn thận, an toàn. Làm xong cần rửa chân tay sạch sẽ.
Bước 2: Làm vệ sinh.
- Cho HS làm vệ sinh theo nhóm, GV quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở các nhóm.
Bước 3: Nhận xét kết quả vệ sinh của 2 nhóm.
- Cho HS báo cáo thành quả lao động của nhóm.
- Tuyên dương trước lớp nhóm, cá nhân làm việc tích cực, đoàn kết.
* Qua công việc các con vừa làm mang lại ích lợi gì?
- Muốn cho trường lớp luôn sạch đẹp chúng ta cần phải làm gì?
- Từ nay trở đi ngày nào các em cũng phải vệ sinh cho trường lớp luôn sạch đẹp
- HS theo dõi nắm bắt nhiệm vụ.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và mang theo dụng cụ để đi làm vệ sinh.
- Học sinh thực hiện công việc của mình theo hướng dẫn của thầy giáo.
- Các nhóm tự nhận xét thành quả lao động của nhóm.
- Làm cho trường, lớp luôn sạch đẹp, không khí trong lành giúp cho việc học tập được luôn thoải mái và đạt kế quả cao. 
- Luôn phải bảo vệ, giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ. 
*Hoạt động 2: Nhận xét cuối tuần
1. Nhận xét tuần qua
a. Cán sự lớp tự nhận xét rút kinh nghiệm tuần qua.
- HS nghe nhận xét đóng góp ý kiến. 
b. GVCN nhận xét chung
* Ưu điểm: 
- Học sinh đi học đều, đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
- Học sinh đã có đủ đồ dùng học tập.
- Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp.
* Tồn tại:
- 1 số học sinh về nhà chưa có ý thức học bài. .........
- Một số em chưa bọc đầy đủ SGK. ...........................................................................................
2. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp.
- Tiếp tục thi đua dành nhiều Hoa điểm mười.
- Chuẩn bị cho tiết HĐNGLL tuần sau: Bón phân, nhổ cỏ và chăm sóc cây.
- Hoàn thiện xong việc bọc SGK.
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học.
..................................

File đính kèm:

  • doctuấn3.doc
Bài giảng liên quan