Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 16: Tự Hoàn Thiện Bản Thân

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Học xong bài này, HS cần đạt được:

1. Về kiến thức

 - Hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân

 - Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội

2. Về kĩ năng

 - Biết tự nhận thức bản thân trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu đạo đức xã hội.

 - Biết tự đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

3. Về thái độ

 - Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân

 - Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân, đông thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

- Khái niệm tự nhận thức bản thân

- Khái niệm tự hoàn thiện bản thân, vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?

- Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?

III – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Dạy bài 16 có sự kết hợp giữa phương pháp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận nhóm.

- Trong đó, phương pháp đàm thoại là phương pháp chủ đạo.

IV – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU

- Sách giáo khoa GDCD lớp10, sách giáo viên GDCD lớp 10.

- Những câu chuyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, hình ảnh về việc tự hoàn thiện bản thân.

- Sơ đồ mô hình SWOT, giấy A0, A4.

- Máy chiếu (nếu có)

 

doc8 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 12761 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 16: Tự Hoàn Thiện Bản Thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ến, tránh trùng lặp, phân tích các ý kiến ấy và quyết tâm thực hiện nó. Trong 4 yếu tố đó thì điểm mạnh, điểm yếu được coi là yếu tố bên trong bản thân mỗi chúng ta, thời cơ và thách thức là các yếu tố bên ngoài. Và bây giờ chúng ta cùng nhau đi khám phá yếu tố bên trong mỗi con người.
Mô hình SWOT: 
ĐIỂM MẠNH
ĐIỂM
 YẾU
THỜI 
CƠ
THÁCH THỨC
GV yêu cầu một vài HS lên chia sẻ về những gì mình đã làm được thông qua mô hình Swot
- GV hỏi:
+ Điểm mạnh của em là gì?
+ Điểm yếu của em là gì?
+ Năng khiếu, sở trường của em là gì?
+ Những điều em cảm thấy hài lòng về bản thân?
+ Những điều em thấy chưa hài lòng?
- HS trả lời:
- GV hỏi:
Em thấy những điểm mạnh, điểm yếu của mình có giống với bạn không? Giống ở điểm nào? Khác ở điểm nào? Vì sao?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, khái quát:
+ Mỗi người đều có bản sắc riêng, với những tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh điểm yếu riêng, không ai giống ai hoàn toàn.
+ Chúng ta ai cũng có những điểm đáng tự hào về mình nhưng cũng còn có những điểm hạn chế. Nhưng điều quan trọng là cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để ngày càng tiến bộ hơn.
- GV hỏi: Việc tìm ra được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân chính là sự tự nhận thức bản thân. Vậy theo em hiểu, tự nhận thức bản thân là gì?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận 
- GV hỏi:
Tự nhận thức về bản thân có phải là điều dễ dàng không? Vì sao?
- HS trả lời:
- GV hỏi: Có người nào chỉ toàn ưu điểm hay toàn nhược điểm không?
- HS trả lời:
- GV tổng kết: Tự nhận thức về bản thân là điều không dễ dàng, có người thường đánh giá cao về mình, có người lại mặc cảm tự ti về bản thân, không ai là toàn diện. Để phát triển tốt hơn, mỗi người phải biết phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
Ví dụ: Thiên tài Bettoven đã viết lên những bản nhạc bất hủ trong tình trạng khiếm thính. Ông đã nhận ra rằng khuyết điểm lớn nhất của người chơi nhạc như ông là không nghe được gì và ông đã nỗ lực không nản chí để khắc phục điểm yếu đó, ông đã nói: “Ta sẽ không để cho khuyết tật hạ gục. Tuy ta không thể nghe bằng lỗ tai nhưng ta có thể nghe bằng tâm hồn”. Và kết quả là nghị lực đã giúp ông trở thành thiên tài âm nhạc.
 Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã nhận thấy điểm mạnh của mình là kiên trì, nhẫn nại, có sự quyết tâm còn nhược điểm là bị khuyết tật ở tay. Và thầy đã phát huy điểm mạnh của mình và khắc phục điểm yếu, đó là cố gắng kiên trì luyện viết chữ bằng chân vầ cuối cùng thầy đã thành công.
- GV hỏi: Nếu thiên tài Bettoven hay thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký không đánh giá đúng về mình, không nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu thì các ông có thành công không? Nó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
- HS trả lời
- GV kết luận
GV chuyển ý: Như vậy, bằng sự nỗ lực của bản thân, sự kiên trì rèn luyện mà thầy Nguyễn Ngọc Ký đã dùng đôi chân của mình để thay thế cho đôi tay. Tất cả những hoạt động hằng ngày của thầy đều được thực hiện bằng đôi chân kì diệu ấy từ chải đầu, mặc quần áo đến các công việc đòi hỏi sự khéo léo như khâu vá Thầy đã cho mọi người thấy rằng mình tàn nhưng không hề phế. Hoặc như nhà soạn nhạc Bettoven đã nghe những bản nhạc của mình sáng tác bằng cách ngậm một thanh sắt, đầu kia tỳ lên thành của cây dương cầm. Khi cách li khỏi dự huyên náo của cuộc sống, những giai điệu hoà âm mới bất chợt tuôn trào trong ông. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký và nhà soan nhac Bettoven chính là những tấm gương sáng và tiêu biều về sự tự hoàn thiện bản thân cho chúng ta noi theo. Vậy, thế nào là tự hoàn thiện bản thân? 
2. Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp thuyết trình kể chuyện để HS tìm hiểu nội dung Tự hoàn thiện bản thân
GV yêu cầu HS kể ra những tấm gương về tự hoàn thiện bản thân mà em biết, không nhất thiết phải là những nhân vật nổi tiếng mà đó có thể là những người mà chúng ta gặp gỡ ngay trong cuộc sống hằng ngày, những người bạn, em đã gặp hoặc đượcc nghe mọi người kể lại mà sự tự hoàn thiện của họ là tấm gương cho chúng ta học tập.
HS: Kể chuyện
GV: lắng nghe bằng sự chăm chú, có thể dùng các câu hỏi để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
GV: Qua các câu chuyện các bạn vừa kể trên em có suy nghĩ gì về các nhân vật trong truyện?
Bài học rút ra từ các câu chuyện trên là gì?
- HS trả lời
- GV hỏi: Theo em thế nào là tự hoàn thiện bản thân?
- HS trả lời:
- GV kết luận
- GV hỏi:
Em thấy bản thân mình có cần tự hoàn thiện bản thân không? Vì sao?
HS: trả lời
GV: khái quát
- GV kết luận
- GV yêu cầu HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, tấm gương tự hoàn thiện bản thân mà em biết?
- HS trả lời
- GV nhận xét, đưa ví dụ
+Ca dao, tục ngữ:
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Có chí thì nên
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
- Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ
+Danh ngôn, câu nói
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên 
 (Hồ chí Minh)
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học.
 (Pascal)
- Thiên tài chẳng qua chỉ là một sự nhẫn nại lâu dài
(A.Đơvi - ghi)
+ Tấm gương
- Nhà bác học Edison đã thử hơn 14000 lần khác nhau trước khi tìm ra được vật liệu làm tóc bóng đèn. Ông nói: “Thiên tài chỉ có 1% là thông minh và 99% là đổ mồ hôi”.
- Những năm cuối đời dù sức khỏe đã không tốt nhưng Bác vẫn cố gắng luyện phát âm để được “chuẩn”. Đúng giờ giao thừa đêm 30 Tết Nguyên đán Kỉ Dậu1969 trên làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam vẫn vang lên giọng đọc thơ chúc Tết mạch lạc, đầm ấm của Người. Có ai hay lúc thu thanh, Bác đã yêu cầu thu đi thu lại cho đạt yêu cầu mới thôi.
GV chuyển ý: Mô hình SWOT đã giúp cho chúng ta xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của mình, cùng với đó là những thời cơ thách thức. Các em đã xây dựng cho mình được kế hoạch trong năm học tới dựa trên những điều đó. Bây giờ chúng ta cùng nhau chia sẻ những kế hoạch của mình cho các bạn cùng nghe.
3. Hoạt động 3: GV sử dụng phương pháp đàm thoại để giúp HS biết những điều cần làm để tự hoàn thiện bản thân
- GV yêu cầu một số HS chia sẻ kết quả đã làm ở nhà, GV hỏi:
Dựa trên những cơ sở nào mà em lập lên kế hoạch cho mình trong năm học tới?
- Dự kiến HS trả lời
Dựa trên việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức
- GV hỏi: Kế hoạch của em như thế nào? Em thấy kế hoạch đó có thể thực hiện được không? 
- HS trả lời
- GV: Theo em, để thực hiện được kế hoạch đề ra bản thân em cần làm gì?
- HS trả lời
- GV tổ chức trò chơi, chia lớp thành hai nhóm. Nhóm 1 GV yêu cầu liệt kê ra những yêu cầu đạo đức xã hội đối với người công dân trong giai đoạn hiện nay. Lần lượt mỗi em trong nhóm sẽ lên liệt kê ở trên bảng, các ý kiến không được trùng nhau. Nhóm 2 GV yêu cầu HS liệt kê ra những việc mà mỗi người cần làm để hoàn thiện kế hoạch mà mình đặt ra. Kết thúc thời gian các nhóm sẽ nhận xét lẫn nhau và bổ sung để hoàn thiện nội dung mà GV yêu cầu
- HS thực hiện:
- GV nhận xét, khái quát: 
+ Đối với nhóm 1: Một số yêu cầu chuẩn mực đạo đức xã hội đối với công dân: trung thực, yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung, giản dị, hoà nhập, hợp tác, tự chủ, độc lập,Những chuẩn mực này sẽ là cơ sở cho các em đề ra kế hoạch, đặt mục tiêu rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình.
+ Đối với nhóm 2: Một số việc cần cần làm như: tự nhận thức đúng về bản thân, kiên trì thực hiện những điều mà mình đã đặt ra, tìm kiếm sự giúp đỡ,
- GV kết luận
- Gv tổng kết:
Trên cơ sở của mô hình Swot chúng ta đã thấy được những điểm mạnh, điểm yếu (tự nhận thức bản thân) thời cơ và thách thức. Qua đó đã hiểu được như thế nào là tự hoàn thiện bản thân và những điều cần làm để tự hoàn thiện bản thân. Bước đầu các em đã xây dựng cho mình được kế hoạch trong năm học tới. Đây mới chỉ là bước khởi đầu. Hy vọng qua bài học này các em sẽ xác định được những gì mình cần làm và xây dựng cho mình được những kế hoạch dài hạn hơn như 5 năm, 10 năm Chúc cho các kế hoạch của các em thành công. Chúng ta sẽ khó có thể quên câu nói của Xôcrat: “Hãy tự nhận thức bản thân”.
1. Thế nào là tự nhận thức bản thân?
Tự nhận thức bản thân là tự nhìn nhận, đánh giá về khả năng , thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu, của bản thân 
b
- Tự nhận thức bản thân là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người.
- Đánh giá quá cao hoặc quá thấp về bản thân đều dẫn đến những sai lầm trong cuộc sống.
2. Tự hoàn thiện bản thân
Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên trên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa nhược điểm, học hỏi những điểm hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn.
- Ai cũng cần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của xã hội, ai không biết hoàn thiện bản thân sẽ dần bị lạc hậu và bị xã hội đào thải.
- Đó là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên hiện đại, giúp mỗi cá nhân, gia đình, cộng động ngày một phát triển hơn
3. Hoàn thiện bản thân như thế nào?
Để tự hoàn thiện bản thân, cần:
- Tự nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm yếu đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội
- Lập kế hoạch theo thời gian cụ thể
- Xác định biện pháp cần thực hiện
- Xác định thuận lợi và khó khăn
- Xác định người hỗ trợ, giúp đỡ
- Quyết tâm thực hiện
C. CỦNG CỐ KIẾN THỨC, DẶN DÒ
- Cách 1: Cho HS làm bài tập 2, 3 SGK – 112
- Cách 2. Đưa ra bảng phụ câu hỏi trắc nghiệm:
Bài 1: Chọn các phương án đúng cho các câu sau:
A. Có hiểu đúng về mình mới có quyết định đúng, lựa chọn đúng.
B. Tự đánh giá quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến sai lầm.
C. Tự nhận thức bản thân là điều không dễ dàng.
Bài 2: Biểu hiện nào sau đây là tự hoàn thiện bản thân:
A. Vượt khó khăn, trở ngại.
B. Khắc phục khuyết điểm.
C. Học hỏi điều tôt.
D. Rèn luyện trong lao động học tập.
Bài 3: Tự nhận thức đúng về bản thân là điều không dẽ dàng mà càn phải:
A. Qua sự rèn luyện	 
B. Có những quyết định đúng đắn
C. Có sự lựa chọn đúng đắn	 
D. Có những thử thách trong xã hội
Bài 4: Tự hoàn thiện bản thân được thể hiện qua:
Sự rèn luyện kĩ năng sống của bản thân
Biết cách khắc phục những nhược điển, phát huy những ưu điểm.
Luôn hoàn thiện bản thân, không tự mãn.
Sự tự nhận thức đúng đắn về bản thân mình

File đính kèm:

  • docbai16-gdcd10-daothuy.doc
Bài giảng liên quan