Giáo án Giáo dục công dân 11 - Nguyễn Đức Hiếu
1. Về kiến thức.
- Hiểu được một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản và phương hướng phát triển kinh tế trong thời kì CNH – HĐH ở nước ta.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kĩ năng.
- Vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề về phát triển kinh tế trong đời sống xã hội.
- Có kĩ năng NX, đề xuất và tham gia giải quyết những hiện tượng KT phù hợp với lứa tuổi.
- Có kĩ năng định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội.
khách quan đI lên CNXH ở VN - Tính tất yếu: + Là việc làm đúng, phù hợp với điều kiện LS + Phù hợp với nguyện vọng của ND + Phù hợp với xu thế của thời đại - Nước ta lựa chọn con đường XHCN vì: + Đất nước mới có độc lập thực sự + Xoá bỏ được áp bức, bóc lột + ND có CS ấm no, hạnh phúc, có ĐK PT - Có hai hình thức quá độ: + Quá độ trực tiếp + Quá độ gián tiếp (bỏ qua CNTB-VN) - Nước ta đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. + Bỏ qua: sự thống trị của QHSX và KTTT TBCN + Không bỏ qua: tiếp thu, kế thừa KHCN, văn hoá tiên tiến… b. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở VN.. - Chính trị: Vai trò lãnh đạo của ĐCS, NN của dân, do dân, vì dân. - Kinh tế: LLSX phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. - Văn hoá: Tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng, còn tồn tại TT lạc hậu. - Xã hội: có nhiều giai cấp, tầng lớp, đời sống giữa các vùng chưa đều, TNXH… 4. Củng cố. - Củng cố bài theo từng đơn vị kiến thức - Cho HS thảo luận: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở XH nước ta hiện nay + Tích cực: có ĐCS lãnh đạo, NN của dân, do dân, vì dân,có truyền thống tốt đẹp, TNTN phong phú, chính trị ổn định, quan hệ rộng mở… + Hạn chế: Chiến tranh tàn phá, các thế lực thù địch chống phá, điểm xuất phát thấp, TNXH, tham ô, tham nhũng, hàng giả… 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm các bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Giáo án số: 01 Ngày soạn: 02- 08-2009 Tuần thứ: 01 Lớp 11 B12 Ngày dạy Sĩ số i 11 - Tiết 24 : CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này HS cần phải nắm được 1. Về kiến thức Nêu được tình hình dân số, việc làm và mục tiêu, phương hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để giải quyết vấn đề dân số và việc làm. 2. Về kĩ năng Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm của gia đình, của cộng đồng dân cư. 3. Về thái độ Tin tưởng và chấp hành chính sách dân và giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK và SGV GDCD 11, Sách bài tập GDCD 11 - Sơ đồ mật độ và phân bó dân số, những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp? 3. Dạy bài mới Dân số và giải quyết việc làm là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Vậy tình hình dân số và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ra sao. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu và phương hướng gì cho vấn đề dân số và giải quyết việc làm? Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Với vốn hiểu biết của bản thân và kiến thức có liên quan, cho HS nhận xét về tình hình dân số ở nước ta hiện nay. HS thảo luận và đánh giá Nhóm 1: Cho 3 sơ đồ sẵn Em hãy đánh giá tình hình dân số ở nước ta hiện nay?(về quy mô, mật độ, phân bố dân số). Nhóm 2: Vì sao nói kết quả giảm sinh ở nước ta chưa thực vững chắc? Nhóm 3: Tác động của vấn đề dân số đối với đời sống xã hội? (hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh) Nhóm 4: - Mục tiêu cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta? - Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta? ? Em có nhận xét gì về tình hình việc làm ở nước ta hiện nay? ? Tại sao tình trạng thiếu việc làm ở nnước ta là vấn đề bức xúc ở cả TT và NT? ? Từ tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước có mục tiêu gì để giải quyết việc làm? ? Từ tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước có phương hướng gì để giải quyết việc làm? Cho học sinh tìm hiểu nội dung và trách nhiệm của công dân và bản thân (liên hệ với thực tế địa phương) 1. Chính sách dân số. a. Tình hình dân số nước ta Sơ đồ tốc độ tăng dân số Năm 1930 1940 1950 1980 1990 1999 2006 Triệu 17,2 21 23,4 53,8 66,1 76,3 84 Dân số nước ta đứng thứ 2 ở ĐNA và thứ 13 TG Mật độ dân số ( người/km2) Năm 1979 1989 1999 2000 TG Người/km2 159 195 231 242 44 Phân bố dân số Vùng Dân số Diện tích Đồng bằng 75 % 30 % Miền núi 25 % 70 % - Giảm sinh ở nước ta chưa vững chắc vì: + Tư tưởng chủ quan của lãnh đạo + Tính tự nguyện của CB và ND chưa cao + Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại + Những người có ĐK sinh con thứ 3 để có con trai - Hậu quả của việc tăng dân số nhanh KT suy giảm; NSLĐ thấp; việc làm thiếu; mức sống thấp; sức ép về LTTP, GD, YT, nhà ở; ô nhiễm môi trường; TNXH tăng... b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách DS. - Mục tiêu + Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số + Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số hợp lí + Nâng cao chất lượng dân số - Phương hướng + Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí + Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục + Nâng cao sự hiểu biết của người dân 2. Chính sách giải quyết việc làm. a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay. - Thiếu việc làm (ở cả NT và TT) - Dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng - Chất lượng nguồn nhân lực thấp - Lao động từ NT lên TT ngày càng tăng - SV tốt nghiệp có việc làm ít b. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm. - Mục tiêu + Giải quyết việc làm (ở cả TT và NT) ( năm 2008 = 1,7 triệu lao động) + Phát triển nguồn nhân lực + Mở rộng thị trường lao động + Tăng lao động đẫ qua đào tạo - Phương hướng + Thúc đẩy phát triển SX và dịch vụ + Khuyến khích làm giàu hợp pháp + Đẩy mạnh XK lao động (năm 2008 = 8,3 vđến 8,5 vạn) + Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm. - Chấp hành chính sách dân số và việc làm và PL về dân số và PL lao động - Động viện mọi người cùng thực hiện và tham gia vào chính sách đó - Bản thân có ý chí vươn lên trong học tập và trong CS 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài - Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài 12 Giáo án số: 01 Ngày soạn: 02- 08-2009 Tuần thứ: 01 Lớp 11 B12 Ngày dạy Sĩ số Bài 12 - Tiết 25: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này HS cần nắm được 1. Về kiến thức Nêu được tình hình tài nguyên và môi trường cũng như những phương hướng nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường. 2. Về kĩ năng Biết tham gia và tuyên truyền chính sách tài nguyên và môi trường phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về thái độ Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và môi trường của Nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Sách bài tập tình huống GDCD 11 - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy đánh giá quy mô, mật độ, phân bố dân số ở nước ta hiện nay? ? Mục tiêu và phương hướng cơ bản của Nhà nước ta hiện nay để thực hiện CSDS? 3. Học bài mới Vấn đề môi trường ở nước ta đã được đảm bảo hay chưa và tình hình khai thác tài nguyên như thế nào? Đảng và Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Cho học sinh thảo luận Nhóm 1: ? Tài nguyên, thiên nhiên nước ta phong phú như thế nào? ? Từ TNTN nước ta phong phú như vậy dẫn đến thuận lợi gì cho đất nước? Nhóm 2: Mặc dù TNTN nước ta phong phú, nhưng em hãy cho biết những điều đáng lo ngại về TN ở nước ta hiện nay? Nhóm 3: Mặc dù TNTN nước ta phong phú, nhưng em hãy cho biết những điều đáng lo ngại về MT ở nước ta hiện nay? Nhóm 4: Theo em có những nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến thực trạng về tài nguyên và môi trường? Từ những thực trạng về TN, MT nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã có những mục tiêu và phương hướng gì ? Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những mục tiêu gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường? ? Theo em Nhà nước phải làm gì để thực hiện tốt các mục tiêu trên? ? Theo em cần phải có biện pháp gì để khắc phục ô nhiễm môi trường? ? Mỗi công dân phải làm gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường? ? Trách nhiệm của bản thân em trọng việc bảo vệ tài nguyên, môi trường là gì? 1. Tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay. - TNTN đa dạng và phong phú + Đất đai mầu mỡ (phù sa, bazan… + Khí hậu (nhiệt đới ẩm) + Rừng rộng, động vật, thực vật có nhiều loại + Khoáng sản phong phú + Ánh sáng, nước, không khí dồi dào Như vậy: thuận lợi cho việc phát triển KT-XH của đất nước. - Thực trạng về tài nguyên + Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt + Rừng bị tàn phá + Nhiều động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng + Chất lượng đất suy giảm, đất canh tác thu hẹp - Thực trạng về môi trường + Ô nhiễm đất, nước, không khí, biển… + Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hán… + Nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường… - Nguyên nhân của thực trạng trên + Ý thức, trình độ dân trí thấp + Dân số phát triển nhanh, đô thị hóa, CNH phát triển mạnh + Chưa phát huy được mọi nguồn lực tham gia bảo vệ TN,MT + Chính sách, pháp luật chưa nghiêm + PTTQ, cơ sở hạ tầng còn kém 2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. a. Mục tiêu - Sử dụng hợp lý tài nguyên - Làm tốt công tác bảo vệ môi trường - Bảo tồn đa dạng sinh học - Từng bước nâng cao chất lượng môi trường b. Phương hướng - Tăng cường công tác quản lí của nhà nước - Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức cho người dân - Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên - Coi trọng nghiên cứu KHCN - Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường - Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về TN, MT - Nhiệt tình tham gia vào các hoạt động bảo vệ TN,MT - Vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ TN, MT 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài - Đưa ra một số tình huống ở địa phương cho HS thảo luận 5.Dặn dò nhắc nhở Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK phần cuối bài và ôn tập từ bài 8 đến bài 12 để tiết tới kiểm tra 1 tiết
File đính kèm:
- GIÁO ÁN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11-NAM HOC 2009-2010.doc