Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 19 Bài 6 - Nguyễn Công Cường

1.Về kiến thức:

 Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

2. Về kĩ năng.

-Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

-Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

3.Về thái độ:

-Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.

-Biết phê phán các hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 19 Bài 6 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GDCD 12	Giaùo vieân: Nguyeãn Coâng Cöôøng – Tröôøng THPT soá 1 Phuø Myõ
Ngaøy soaïn: 04/01/2009
Tieát : 19 	 Baøi 6:
Coâng daân vôùi caùc quyeàn töï do cô baûn.
I. MỤC ĐÍCH BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
	Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
2. Về kĩ năng.
-Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
-Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3.Về thái độ:
-Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.
-Biết phê phán các hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Các văn bản luật: Tố tụng hình sự, Hình sự, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002
- Sơ đồ về Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 
- Sơ đồ về Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
2.Chuẩn bị của học sinh:
	Đọc trước bài học trong SGK
	Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: 	Kiểm tra tác phong và sĩ số lớp dạy
2. Kiểm tra bài cũ: Vì mới kiểm tra học kỳ 1 nên có thể không kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới:	Giới thiệu bài mới:	
	Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu quyền được PL bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân. Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân và Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
	Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20/
|HĐ1:
- Nêu câu hỏi để cả lớp trao đổi, đàm thoại:
Có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không?
F Kết luận: Về nguyên tắc không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép. Tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của người khác là vi phạm PL, tuỳ theo mức độ vi phạm khác nhau mà có thể bị xử lí theo luật định. (cho HS ghi phần thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở . . )
- Có khi nào PL cho phép khám xét chỗ ở của công dân? Đó là các trường hợp nào?
F Nhận xét, kết luận
. . . Việc khám cũng chỉ do những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (thuộc Viện kiểm sát, Toà án nhân dân, Cơ quan điều tra) mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà PL quy định
 Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt chủ nhà hoặc người đã thành niên trong gia đình, có địa diện của chính quyền xã (phường, thị trấn) và người láng giềng chứng kiến. Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, những phải ghi rõ lí do vào biên bản.
- Tổ chức thảo luận nhóm tình huống trong SGK Tr.58
à Kết luận: Hành vi của bố con ông A đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, vì:
+ Chỉ những người có thẩm quyền theo qđ của PL thuộc Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra mới có quyền. Bố con ông A không có thẩm quyền này.
+ Việc khám xét phải tiến hành theo đúng trình tự thủ tục . . .
- Vậy quyền này có ý nghĩa ntn đối với công dân?
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV (1, 2 HS trả lời, sau đó lấy ý kiến chung)
- Có, 
- Có 2 trường hợp. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Các nhóm thảo luận (nhóm theo bàn) sau đó trình bày kết quả)
- HS làm việc cá nhân
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:
* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Nghĩa là chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 
*Nội dung :
-Cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.
-Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
+Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
+Khi bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
 ..nhưng phải tuân theo trình tự, thủ tục do luật pháp quy định.
*Ý nghĩa:
-Nhằm bảo đảm cho công dân – con người có cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh. Nhằm tránh mọi hành vi tự tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
-Công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
18/
|HĐ2:
- Tổ chức thảo luận nhóm:
1. Thế nào là bí mật, an toàn thư tín của công dân?
2. Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín?
Ä Kết luận:
- An toàn và bí mật thư tín có nghĩa là: 
+ Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là phương tiện dùng để thăm hỏi, trao đổi tin tức hoặc cùng nhau bàn bạc công việc sx-kd, rất cần thiết trong đời sống của mỗi công dân.
+ Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là phương tiện sinh hoạt thuộc đời sống tinh thần của mỗi người, thuộc bí mật đời tư của cá nhân, cần phải được bảo đảm an toàn và bí mật.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín có nghĩa là:
+ Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác
+ Chỉ có người nào có thẩm quyền và chỉ trong trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
+Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác sẽ bị xử lí theo PL
- Thảo luận cả lớp:
Nếu có ai đó tự tiện bóc thư của em ra xem, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền của mình? Gỉa sử đó là bố, mẹ em chẳng hạn.
Ä Nhận xét, kết luận
- Quyền này có ý nghĩa ntn đối với mỗi công dân?
- Dãy bên trái thảo luận câu 1 ; dãy bên phải thảo luận câu 2(nhóm là 1 bàn)
- Mỗi nhóm viết ra giấy khổ lớn sau đó đại diện 1 dãy trình bày câu hỏi của mình Ø cả lớp bổ sung sau.
- Cả lớp cùng trao đổi, sau đó phát biểu ý kiến cá nhân.
- HS làm việc cá nhân
d. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:
* Quyền này có nghĩa là: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp PL có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 * Nội dung: 
- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
- Chỉ những người có thẩm quyền và chỉ trong trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
- Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Ý nghĩa: 
 Nhằm bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội , công dân có cuộc sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm.
|HĐ3: Củng cố luyện tập. (5 phút)
- Dùng Sơ đồ về Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Và Sơ đồ về Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín để củng cố kiến thức
4- Daën doø HS chuaån bò cho tieát hoïc tieáp theo: 
	- Làm bài tập 5, 6, 11 trong SGK
	- Đọc trước phần 1e: Quyền được tư do ngôn luận và phần 2: Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:	
................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 19 (Bài 6).doc
Bài giảng liên quan