Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 24 Bài 8 - Kiều Đình Đào

1.Kiến thức:

 -Hiểu được khái niệm, nội dung cơ bản của quyền học tập, sáng tạo của công dân.

2. Kĩ năng:

 -Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

3.Thái độ:

 -Có ý chí phấn đấu vươn lên, biết sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 24 Bài 8 - Kiều Đình Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngaøy soaïn: 
Tieát : 24 	 
Baøi 8:
PHAÙP LUAÄT VÔÙI SÖÏ PHAÙT TRIEÅN CUÛA COÂNG DAÂN.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
	-Hiểu được khái niệm, nội dung cơ bản của quyền học tập, sáng tạo của công dân.
2. Kĩ năng:
	-Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
3.Thái độ:
	-Có ý chí phấn đấu vươn lên, biết sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
	- Các văn bản Luật Giáo dục, Hiến pháp, Luật Sở hữu trí tuệ.
	- Sơ đồ về Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
	- Bảng kiến thức về quyền được học tập của công dân.
	- Máy chiếu
2.Chuẩn bị của học sinh:	
	- Đọc trước bài học trong SGK
	- Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra tác phong và sĩ số lớp dạy
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
-Câu hỏi kiểm tra: 
Nêu trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm các quyền dân chủ của công dân.
-Phương án trả lời:
+Nhà nước:
+Ban hành pháp luật
+ Các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trừng trị nghiêm khắc các hành vi vi phạm PL
+Công dân:
+ Sử dụng đúng đắn các quyền dân chủ của mình.
+ Không lạm dụng quyền dân chủ để làm trái PL, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, xâm phạm trật tự, an toàn XH, xâm phạm tới lợi ích của NN và XH
3. Giảng bài mới:	
-Giới thiệu bài mới: (1’)
	Bác Hồ đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
	Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
	Chính vì vậy trong mọi thời đại, nhân tố con người bao giờ cũng được coi trọng, con người cần phải được quan tâm phát triển để có đủ tri thức, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại mới.
-Tiến trình tiết dạy:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
16/
15/
HĐ1: Nêu tình huống có vấn đề, đàm thoại.
- Chia lớp làm 6 nhóm, 2 nhóm giải quyết một tình huống :
Tình huống 1:
Thắng bị bại liệt 2 chân từ năm 3 tuổi, nay đã 8 tuổi mà vẫn chưa được đi học.Vì mẹ Thắng cho rằng học cũng không có ích gì, mà cũng chẳng trường nào nhận.
Em có tán thành ý kiến của mẹ Thắng không ? Vì sao?
Tình huống 2:
 Sau khi tốt nghiệp THCS, hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10, nhưng vì gia đình khó khăn, nên bố Hiền quyết định cho Tú tiếp tục học lên vì tú là con trai, Hiền là con gái nên phải ở nhà đỡ đần cha mẹ, chờ lấy chồng.
Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không?
Tình huống 3:
Thành là thanh niên dân tộc thiểu số, vừa tốt nghiệpTHPT, có năng khiếu và yêu thích hội họa nên muốn thi vào trường ĐH Mỹ thuật, nhưng vì gia đình khó khăn nên dự định về Hà Nội làm việc kiếm sống và sẽ ôn thi ĐH hệ tại chức của Trường. Bạn Thành khuyên nên ở quê làm ruộng, là nông dân thì không thể trở thành họa sĩ được, với lại hoàn cảnh quá khó khăn làm sao thi và học được.
 Em có suy nghĩ gì về lời khuyên của bạn anh Thành?
ÄGV góp ý, kết luận tình huống.
- GV đưa câu hỏi để học sinh động não:
 Vì sao cần phải học tập?
GV liệt kê câu trả lời trên bảng , liên hệ với 3 tình huống trên để giải thích và tổng hợp, đi đến kết luận :
-*Có tri thức, mở rộng hiểu biết
-*Làm chủ cuộc sống.
-*Đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, vươn lên làm giàu.
-* Góp phần xây dựng quê hương
-* ....
- Hướng dẫn học sinh đọc sgk để hiểu về quyền học tập, học sinh trao đổi, thảo luận, giáo viên giải thích thêm và kết luận.
Chuyển ý:
HĐ2: Nêu tình huống có vấn đề.
-Tình huống :
Anh Lâm là nông dân nghèo, mới học hết lớp 9, anh mày mò chế tạo máy bóc vỏ lạc đỡ giúp đỡ gia đình. Thấy Lâm vất vả, cha anh can ngăn, nhưng anh đã thành công, một máy bóc vỏ lạc, năng suất cao gấp 40 lần lao động thủ công. Lâm quyết định mang máy đi đăng kí bản quyền sở hữu công nghiệp. Cha anh e ngại:
-Chỉ có kĩ sư, tiến sĩ mới được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp, con mang đi làm gì cho mất công.
Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha anh Lâm?
ÄGV hướng dẫn học sinh góp ý kiến và tranh luận. 
ðGV kết luận, thống nhất ý kiến về việc xử lí tình huống trên.
- GV nêu một số câu hỏi:
+Ngoài sáng tạo về cải tiến kĩ thuật, em biết những sáng tạo nào khác? Nêu ví dụ.
+Em hiểu quyền sáng tạo của công dân là gì? Bao gồm những quyền gì?
+Quyền sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với công dân?
+Học sinh có thể thực hiện quyền sáng tạo như thế nào?
HS phát biểu, GV ghi ý kiến lên bản phụ và giảng giải, thống nhất ý kiến .
HĐ1: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, động não, đàm thoại.
Học sinh chia làm 6 nhóm theo yêu cầu của GV, cùng đọc SGK, thảo luận tình huống và cho ý kiến thống nhất, ghi vào giấy, cử đại diện trình bày.
- Không đồng ý, vì người lành lặn hay khuyết tật đều có cơ hội học tập như nhau .....
- Không đồng ý, vì mọi người không phân biệt nam nữ đều có cơ hội học tập như nhau.. 
Điều 10, Luật Giáo dục ...
-Ý kiến của bạn anh Thành là sai, vì mọi người không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội... đều có thể học bất cứ ngành nào, với nhiều hình thức khác nhau..., và học khi nào có điều kiện .... 
Học sinh phát biểu liệt kê lí do và lợi ích của việc học tập học tập
Học sinh đọc SGK và phát biểu theo yêu cầu của GV.
HĐ2: Thảo luận cán nhân và cả lớp
Học sinh phát biểu, góp ý xử lí tình huống :
Ý kiến sẽ đưỡ thống nhất như sau:
-Không đồng ý với ý kiến của bố anh Lâm.
-Vì:+ Mọi công dân có quyền sáng tạo.
+ Công dân có quyền đề nghị Nhà nước cấp bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm do mình sáng tạo ra, nếu đủ tiêu chuẩn quy định.
Theo Điều 60- HP 1992
- Học sinh đọc sách giáo khoa, để trả lời các câu hỏi của GV, thống nhất ý kiến như nội dung cơ bản trong SGK.
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Đơn vị kiến thức 1:
a. Quyền học tập của công dân.
Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
-Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học, Trung học, Đại học và Sau đại học.
-Công dân có thể học bất cứ ngành nghê nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
-Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
-Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Đơn vị kiến thức 2:
b.Quyền sáng tạo của công dân:
Đó là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
7’
HĐ3: Củng cố luyện tập: 
Dùng Sơ đồ về Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân, Bảng kiến thức về quyền được học tập của công dân để củng cố kiến thức.
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
Quyền học tập của công dân.
Quyền sáng tạo của công dân.
Quyền được phát triển của công dân
QUYỀN ĐƯỢC HỌC TẬP CỦA CÔNG DÂN
NỘI DUNG
VÍ DỤ
Học không hạn chế
Học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học
Học bất cứ ngành nghề nào
Các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, kĩ thuật.
Học bằng nhiều hình thức, học thường xuyên, học suốt đời.
-Học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; tập trung hoặc không tập trung; học ở trường quốc lập; dân lập; tư thục.
-Học ở các độ tuổi khác nhau.
Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
-Không phân biệt đối xử giữa công dân thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau; giữa những người sống ở thành phố và nông thôn, đồng bằng và miền núi.
-HS có hoàn cảnh khó khăn được Nhàn ước giúp đỡ, tạo điều kiện để thực hiện quyền học tập.
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
-Làm bài tập 1,2,3,4,6,7 trong SGK
-Đọc trước phần 2: Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. Và phần 3: Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
 IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 24 (Bài 8).doc
Bài giảng liên quan