Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 28 Bài 9 - Kiều Đình Đào

1.Kiến thức:

 -Vai trò của pháp luật đối sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực môi trường và quốc phòng, an ninh.

2.Kỹ năng:

 -Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo về môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3.Thái độ:

 -Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 28 Bài 9 - Kiều Đình Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngaøy soaïn: 
Tieát : 28 	 
Baøi 9:
PHAÙP LUAÄT VÔÙI SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG CUÛA ÑAÁT NÖÔÙC
(Tieáp theo)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
	-Vai trò của pháp luật đối sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực môi trường và quốc phòng, an ninh.
2.Kỹ năng: 
	-Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo về môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3.Thái độ: 
	-Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
- Sơ đồ về vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Sơ đồ về vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
2.Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK.
- Giấy bút.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1 Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: (4’) 
-Câu hỏi kiểm tra: Nêu vai trò của pháp luật đối với sự phát triển đất nước trong lĩnh vực kinh tế?
-Phương án trả lời: 
+Pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của hoạt động kinh doanh.
+Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để làm giàu cho mình và cho đất nước.
+Thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tóm lại, pháp luật giữ vai trò quan trọng , tác động đến toàn bộ nền kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng xã hội để phát triển kinh tế đất nước.
3.Giảng bài mới: 
 -Giới thiệu bài mới: (1’)
	Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về vai trò của PL đối với KT, VH, XH, hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp vai trò của PL đối với môi trường và lĩnh vực quốc phòng an ninh.
-Tiến trình tiết dạy:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
17’
17’
HĐ1: Vấn đáp, giảng giải.
GV hỏi : 
Những năm qua, phát triển KT – XH ở nước ta còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; công nghệ sản xuất còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, thải ra nhiều chất độc gây ô nhiễm môi trường. Theo em, để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này, Nhà nước cần phải làm gì?
GV giảng:
Bảo vệ môi trường (thông qua những quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm và những hành vi được khuyến khích) là điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển bền vững đất nước.
HĐ2: Vấn đáp, thuyết trình.
- GV hỏi : 
Vai trò của pháp luật đối với lĩnh vực quốc phòng và an ninh?
GV tổng hợp nội dung vai trò của PL đối với p/ triển bền vững đất nước:
Nói đến vai trò của PL đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật trong quá trình phát triển của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Pháp luật có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển bền vững đất nước nói chung, trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và bảo vệ môi trường.
HĐ1: Cá nhân và cả lớp.
- HS trao đổi, phát biểu.
Trước thực trạng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, việc sản xuất kinh doanh ở nước ta là một trong những nguyên nhân làm suy thoái môi trường, Nhà nước cần phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó, quan trọng nhất là các biện pháp phát triển khoa học-công nghệ:
+ Đầu tư để từng bước thay đổi trang thiết bị kĩ thuật lạc hậu thải ra nhiều chất khí và bụi gây ô nhiễm môi trường.
+ Đầu tư phát triển mạnh khoa học - công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm khai thác từ tự nhiên.
Để thực hiện các biện pháp này thì đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều vốn cho công tác nghiên cứu và mua các trang thiết bị kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.
HĐ2: Cá nhân và cả lớp.
HS trao đổi, phát biểu.
Pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là điều kiện không thể thiếu trong phát triển bền vững.
-Pháp luật quy định về bảo vệ chế độ XHCN; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
-Pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia của tổ chức và công dân.
-Pháp luật nghiêm khắc trừng trị và xử lí nghiêm minh đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
-Pháp luật giữ vai trò bảo đảm các điều kiện an ninh trật tự để xã hội ổn định và phát triển.
Đơn vị kiến thức 1:
*Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Pháp luật xác định trách nhiệm bảo về môi trường của các tố chức cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong đời sống cộng đồng; xử lí nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
-Phát luật thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, khuyến khích người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Đơn vị kiến thức 2:
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
-Pháp luật quy định về bảo vệ chế độ XHCN; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; nghiêm cấm các hành vi gây mât ổn định chính trị, xâm phạm an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân
-Pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia của tổ chức và công dân.
-Pháp luật nghiêm khắc trừng trị và xử lí nghiêm minh đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
-Pháp luật giữ vai trò bảo đảm các điều kiện an ninh trật tự để xã hội ổn định và phát triển. Nếu không có pháp luật Nhà nước không thể quản lí được xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
4’
HĐ3: Củng cố, luyện tập: 
Sơ đồ vềVai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh.
Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
-Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Pháp luật xác định trách nhiệm bảo về môi trường của các tố chức cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong đời sống cộng đồng; hướng dẫn giáo dục công dân xử sựu đúng pháp luật bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
-Phát luật thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, khuyến khích người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
-Pháp luật quy định về bảo vệ chế độ XHCN; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; nghiêm cấm các hành vi gây mât ổn định chính trị, xâm phạm an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân
-Pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia của tổ chức và công dân; hướng dẫn, động viên khuyến khích công dân tham gia tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc XHCN.
-Pháp luật nghiêm khắc trừng trị và xử lí nghiêm minh đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
-Pháp luật giữ vai trò bảo đảm các điều kiện an ninh trật tự để xã hội ổn định và phát triển. Nếu không có pháp luật Nhà nước không thể quản lí được xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
- Làm bài tập 7, 8,9 trong SGK.
- Đọc trước phần 2 a,b,c : Một số nội dung cơ bản của PL về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 28 (Bài 9).doc