Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 29, 30 - Kiều Đình Đào

1.Kiến thức:

 -Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

2.Kỹ năng:

 -Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo về môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3.Thái độ:

 -Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 29, 30 - Kiều Đình Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 tự do của mình. Quy định về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con chính là nhằm tạo điều kiện cho cha mẹ được chăm sóc, giáo dục con chu đáo, để con được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
GV giảng mở rộng:
Trong các vấn đề xã hội thì dân số luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhà nước ta chủ trương hạn chế sự gia tăng dân số, vì dân số có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường của đất nước, là một trong các nguyên nhân dẫn đến xã hội phát triển không lành mạnh, đất nước không phát triển bền vững.
 Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
GV hỏi: NN ta đã ban hành những văn bản phòng chống tệ nạn xã hội nào ? 
GV giảng:
 Tệ nạn xã hội là tình trạng không bình thường, có tính lan truyền, trái với đạo đức xã hội, trái với PL Có nhiều tệ nạn xã hội khác nhau, nhưng quan trọng hơn cả là tệ cờ bạc, ma tuý và nạn mại dâm. Các tệ nạn này là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái giống nòi, làm hạ thấp phẩm giá con người, phá hoại HP gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn XH và an ninh quốc gia. 
GV kết luận:
Đồng thời với chủ trương, chính sách và PL nhằm tăng trưởng KT, NN ta phải quan tâm đến giải quyết các vấn đề XH, với quan điểm thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội VN giai đoạn 2001 – 2020 là “tăng trưởng KT đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng XH và bảo vệ môi trường”.
Hoạt động 3: Thuyết trình.
Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
GV hỏi: Em hãy phân biệt môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? 
GV giảng:
 Sự phân biệt khái niệm môi trường và khái niệm tài nguyên thiên nhiên chỉ mang tính tương đối, bởi vì về mặt pháp lý thì thành phần môi trường đã bao hàm các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên như các hệ thực vật, hệ động vật tạo thành hệ sinh thái, khoáng sản, nguồn nước… 
GV hỏi: Em có cho rằng, bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước hay không? Vì sao?
GV giảng:
 BV môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, vì môi trường có được bảo vệ thì KT mới có điều kiện tăng trưởng, mà KT tăng trưởng là tiền đề cho phát triển bền vững đất nước.
GV hỏi: Em biết Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật bảo vệ môi trường nào? 
GV giảng:
 Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cần kể đến :
	1/ Hiến pháp 1992 ;
	2/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ;
	3/ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ;
	4/ Luật Thuỷ sản năm 2003
	5/ Luật Khoáng sản năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) ;
	6/ Luật Dầu khí năm 1993 ;
	7/ Luật Đất đai năm 2003 ; 
	 8/ Luật Tài nguyên nước năm 1998.
GV lưu ý: Trong pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trong đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý giá, có giá trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
GV giảng mở rộng:
 Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đối với các loại rừng khác nhau đã có các quy chế pháp lý khác nhau trong việc quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ.
 Thứ nhất, NN thống nhất quản lý và là chủ sở hữu đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của NN, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng ; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã ; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng. 
 Rừng thuộc sở hữu nhà nước bao gồm : vườn quốc gia ; khu bảo tồn thiên nhiên, gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh ; khu bảo vệ cảnh quan, gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
 Thứ hai, các tổ chức KT, hộ gia đình, cá nhân được NN giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng ; các đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức nghiên cứu khoa học được NN giao rừng, giao đất để phát triển rừng thì sản phẩm rừng thuộc sở hữu của tập thể và cá nhân, hộ gia đình. Chủ rừng được khai thác và phát triển nguồn động vật rừng, trừ những loài quý hiếm mà NN cấm săn bắt theo quy định của pháp luật. 
	Nội dung bảo vệ rừng bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về: bảo vệ hệ sinh thái rừng ; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng ; phòng cháy, chữa cháy rừng ; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng ; kinh doanh, vận chuyển thực vật, động vật rừng. 
GV hỏi: CD học sinh có trách nhiệm NTN trong việc bảo vệ môi trường?
GV kết luận về trách nhiệm của công dân theo nội dung trong SGK.
Hoạt động 4: Vấn đáp, thuyết trình
GV hỏi: Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật nào?
GV giảng:
 Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật như Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,…
GV hỏi: Nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia?
GV giảng:
Những nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia: phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân;…
GV hỏi: Bảo vệ quốc phòng và an ninh có ý nghĩa gì đối với đất nước ta trước đây cũng như hiện nay? Nhà nước và công dân có nhiệm vụ gì trong công cuộc bảo vệ quốc phòng và an ninh?
GV kết luận:
Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia.
Hoaït ñoäng 1: Caù nhaân vaø caû lôùp.
Hs nghe
Hoạt động 2: Cá nhân
Hs thảo luận, trả lời.
Hs nghe.
Hs nghe.
Hs thảo luận, trả lời
Hs nghe.
Hs nghe.
Hs thảo luận, trả lời
Hs nghe.
Hoạt động 3: Cá nhân
Hs thảo luận, trả lời
Hs nghe.
Hs thảo luận, trả lời
Hs nghe.
Hs nghe.
Hs thảo luận, trả lời
Hs nghe.
Hs nghe.
Hs nghe.
Hoạt động 4: Cá nhân
Hs thảo luận trả lời
Hs nghe.
Hs thảo luận, trả lời
Hs nghe.
b/ Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hóa
 Pháp luật về sự phát triển văn hóa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, v.v… Đó là hệ thống quy định của pháp luật về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nguyên tắc quản lí nhà nước về văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; nghiêm cấm, lọai trừ truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy; giữ gìn và phát triển các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; xác định trách nhiệm của Nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị.
c/ Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội
 Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới.
 Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
 Luật Hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh Dân số đã quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế họach hóa gia đình; xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững;…
 Luật Bảo vệ, Chăm sóc sứa khỏe nhân dân quy định các biện pháp giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển giống nòi.
 Luật Phòng, chống ma túy, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về phòng, chống tội phạm, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS,… 
d/ Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
 Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như: Luật bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Dầu khí, Luật Khóang sản, Luật Tài nguyên nước... 
 Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định, việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ theo nguyên tắc: bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
e/ Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh
 Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,… 
 Nguyên tắc họat động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tòan dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả họat động an ninh, quốc phòng và đối ngọai; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và họat động xâm phạm an ninh quốc gia; xây dựng nền quốc phòng tòan dân, thế trận quốc phòng tòan dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
 Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của tòan dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
2’
Hoạt động Củng cố:
ï Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân?
ï Tại sao để phát triển bền vững đất nước cần phải quan tâm xây dựng PL về lĩnh vực văn hóa, xã hội?
Hs thảo luận, trả lời
	4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau: (1’)
- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
- Đọc trước bài 10.
IV.RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG:	
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 29-30.doc