Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 29 Bài 9 - Nguyễn Công Cường

1. Về kiến thức:

 Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

2. Về kỹ năng:

 Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo về môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3.Về thái độ:

 Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 29 Bài 9 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Giáo viên: 
- Sơ đồ về Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.
- Sơ đồ về Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa.
- Sơ đồ về Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
2.Học sinh: 
	- Đọc trước bài học trong SGK.
	- Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: (1 ph) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ. (1 ph) 
*Câu hỏi: Nêu vai trò của pháp luật đối với sự phát triển đất nước trong lĩnh vực môi trường..
Đáp án: 
- Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Pháp luật xác định trách nhiệm bảo về môi trường của các tố chức cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong đời sống cộng đồng; hướng dẫn giáo dục công dân xử sựu đúng pháp luật bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
- Phát luật thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, khuyến khích người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Giảng bài mới: (1ph) Giới thiệu bài mới
	PL có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Vậy thig nội dung cơ bản của PL về phát triển KT, VH, XH như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết hôm nay.
	Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
12
11
11
|HĐ 1. Nội dung của pháp luật về phát triển kinh tế:
- GV yêu cầu HS đọc Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 ( trong SGK).
F GV hỏi: Kinh doanh là gì?
FGV hỏi tiếp Các em hiểu thế nào là quyền tự do kinh doanh của công dân?
FGV hỏi: Theo em, theo quy định của pháp luật, nhà kinh doanh phải thực hiện những nghĩa vụ gì?
- GV nêu câu hỏi: Trong các nghĩa vụ khi kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất? 
GV giảng:
Ở nước ta hiện nay có nhiều loại thuế khác nhau.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt 
|HĐ 2. Nội dung của pháp luật về phát triển văn hóa:
- GV hỏi: Thế nào là pháp luật về phát triển văn hoá?
GV đặt vấn đề: PL về phát triển VH bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó một trong những nội dung quan trong nhất là PL về di sản văn hoáThế nào là di sản VH ? PL về di sản VH bao gồm những nội dung gì ? 
+ Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Quyền và trách nhiệm của Nhà nước.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá.
|HĐ 3. Nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội:
GV hỏi: Tại sao Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều LĐ, LĐ là người dân tộc thiểu số; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số?
ÄTheo em, quy định của pháp luật nước ta về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con có phải là ngăn cấm sinh nhiều con không? Có cản trở công dân thực hiện quyền tự do gia đình ít con?
- GV hỏi: NN ta đã ban hành những văn bản phòng chống tệ nạn xã hội nào ? 
 Nội dung của pháp luật về phát triển kinh tế:
HS trao đổi, phát biểu.
HS trao đổi, phát biểu.
HS trao đổi, phát biểu.
+ Mọi doanh nghiệp được tự chủ đăng ký và thực hiện KD những ngành, nghề mà PL không cấm. Ví dụ : Cấm KD các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn XH, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của ND.
HS trao đổi, phát biểu.
Trong các nghĩa vụ này, nghĩa vụ nộp thuế được coi là quan trong nhất. Thuế là khoản tiền từ thu nhập mà tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Nội dung của pháp luật về phát triển văn hóa:
 HS trao đổi, phát biểu.
PL về phát triển văn hoá VN là hệ thống các quy phạm PL về xây dựng nền văn hoá VN trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá; xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá ; nghiêm cấm, loại trừ truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi truỵ ; giữ gìn và phát triển các di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể ; tôn trọng đạo dức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam …..Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Di sản văn hoá, Luật Xuất bản, Luật Báo chí và trong các nghị định hướng dẫn thi hành các luật này. 
Nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội:
- HS trao đổi, đàm thoại.
Nhà nước quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như vậy là nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, để giải quyết vấn đề công ăn việc làm- một trong những vấn đề xã hội gay gắt nhất hiện nay
- HS trao đổi, đàm thoại.
Pháp luật không có bất kỳ một quy định nào ngăn cấm sinh nhiều con và cũng không hề cản trở công dân thực hiện quyền tự do của mình. Quy định về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con chính là nhằm tạo điều kiện cho cha mẹ được chăm sóc, giáo dục con chu đáo, để con được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Cả lớp trao đổi, đàm thoại.
2.Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong sự phát triển bền vững của đất nước.
a.Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.
*Quyền tự do kinh doanh của công dân.
Tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
*Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.
-Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
-Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
-Bảo vệ môi trường.
-Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
-Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
b. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa.
-Pháp luật ban hành các quy định về bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể 
-Pháp luật nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến các di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
c. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
-Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.
-Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kt- tài chính thực hiện xóa đói giảm nghèo 
-Luật HN và GĐ và Pháp lệnh Dân số có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình
-Luật Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe nhân dân quy định trách nhiệm việc Nhà nước áp dụng các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi
-Vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội , nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh.
|HĐ4. Củng cố, luyện tập: (3ph)
Dùng Sơ đồ về Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội để củng cố kiến thức.
Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.
Quyền tự do kinh doanh của công dân.
Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh
Tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
-Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
-Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
-Bảo vệ môi trường.
-Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
-Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hóa.
-Pháp luật ban hành các quy định về bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể 
-Pháp luật nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến các di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội
-Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.
-Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kt- tài chính thực hiện xóa đói giảm nghèo 
-Luật HN và GĐ và Pháp lệnh Dân số có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình
-Luật Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe nhân dân quy định trách nhiệm việc Nhà nước áp dụng các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi
-Vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội , nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh.
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
- Làm bài tập 11, 12 trong SGK.
- Đọc trước phần 2 d,e : Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:	
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 29 (Bài 9).doc
Bài giảng liên quan