Giáo án Giáo dục công dân 12 trọn bộ

1.Về kiến thức:

 - Nêu được khái niệm pháp luật,các đặc trưng của pháp luật. Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và XH.

2.Về ki năng:

 - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

3.Về thái độ:

 - Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.

 

doc117 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 6682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 trọn bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n thế giới.
+ Vì hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế chung trong thời đại ngày nay.Có hội nhập, chúng ta mới có thể tranh thủ phát huy những khả năng về vốn, khoa học, kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đồng thời đón nhận những thành tựu mà loài người đã đạt được, tạo điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước.
3. Việt Nam với các ĐƯQTvề quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
a. Việt Nam với các ĐƯQT về quyền con người.
 Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản đối với con người, như: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, v.v…
 Ngoài Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng khác về quyền con người như: Công ước năm 1996 về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội; Công ước năm 1965 về lọai trừ các hình thức phân biệt chủng tộc;…
b.VN với các ĐƯQT về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.
 Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
 Với Trung Quốc, Việt Nam đã kí kết Hiệp ước biên giới trên bộ ngày 30 – 12 – 1999, Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc bộ ngày 25 – 12 – 2000. Nước ta cũng đã kí các hiệp ước hoặc hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển với Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
c. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
ï Ở phạm vi khu vực
 Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN.
 Thực hiện Hiệp định CEPT là thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (có tên gọi tắt là AFTA). Hội nhập về thương mại là một bước đi quan trọng đầu tiên để hàng hóa được giao lưu tự do, thông thương giữa các nước ASEAN.
 Năm 1998 nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tham gia vào APEC, Việt Nam đã kí kết một số hiệp định và thỏa thuận về tự do hóa thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC.
ï Ở phạm vi tòan thế giới
 Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngòai phạm vi ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
 Gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), nước ta tham gia hàng lọat điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế .
 4. Củng cố:
 ï Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết 
 điều ước quốc tế?
 ï Tại sao nói ĐƯQT là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát 
 triển giữa các quốc gia?
5. Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập trong sgk. Ôn lại kiến thức của các bài đã học trong học kỳ II để tiết 34 ôn tập học kỳ II (1 tiết).
Tiết 34 - Ngày soạn:
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Giúp học sinh ôn lại kiến thức của học kỳ II. Tiết 19 đến tiết 33.
II. Chuẩn bị:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải thích, thảo luận.
- Phương tiện - Tài liệu: SGK - SGV.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính của bài học
GV: đưa ra các câu hỏi theo nội dung bài họcđể học sinh trả lời.
- Em thấy mình có được hưởng quyền này không?VD?
- Học sinh thảo luận tình huống sgk trang 58?
- GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong sgk trang 81 - 82.
- Học sinh đọc thêm bài: “Quy chế dân chủ ở xã sgk trang 80 - 81 và trả lời câu hỏi.
- Học sinh nêu quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo?
- Nêu nội dung, ví dụ về quyền học không hạn chế? Học thường xuyên, học suốt đời? Học bất cứ nghành nghề nào? Bình đẳng về cơ hội học tập?
- GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và bài tập trong sgk trang 107 - 108.
- GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi theo nội dung của bài học.
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2).
2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
4. Thế nào là quyền được pháp luật bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.
5. Quyền tự do ngôn luận.
6. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
Bài 7: Công dân với các quyền tự do dân chủ (3 tiết)
1. Quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.
2. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của CD.
4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân.
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2 tiết).
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Ý nghĩa quyền được học tập sáng tạo và phát triển của công dân.
3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển (**** HS lưu ý )
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4 tiết)
1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước:(*** HS lưu y - mục a)
- Về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh.
Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (2 tiết)
1. Vai trò của pháp luật đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia.(*** HS lưu ý)
4. Củng cố: Ôân bài và chuẩn bị giấy kiểm tra.
5. Tiết 35 kiểm tra học kỳ II.
Tiết 35 - Ngày soạn:
KIỂM TRA HỌC KỲ II (VIẾT 45 PHÚT)
I. Mục tiêu:
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kỳ II
II. Chuẩn bị:
- Phương pháp: Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm tự luận.
- Phương tiện - Tài liệu: SGK - Đề kiểm tra - Đáp án - Thang điểm.
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1: (4 điểm)
Bằng kiến thức đã học và qua những hiểu biết của mình từ thực tiễn, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn quan tâm đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân?
Câu 2: (3 điểm)
Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân? VD?
Câu 3: (3 điểm)
Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao giữa các nước lại cung nhau kí kết điều ước quốc tế?
4. ĐÁP ÁN: 
Câu 1:(4 điểm)
Chăm lo tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện là mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong sự nghiệp CNH - HĐH .Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến việc phát triển con người, coi con người là động lực của quá trình phát triển kinh tế xã hội .
+ Nhà nước bảo đảm quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân bằng cách:(2,5 điểm)
- Ban hành chính sách pháp luật, thực hiện các biện pháp đồng bộ cần thiết .
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
+ Công dân: (1,5 điểm)
- Có ý thức học tập tốt.
- Có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học và sản xuất.
- Góp phần tích cực nâng cao dân trí …..
Câu 2:(3 điểm)
+ Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là: Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh. Công dân có quyền tự mình lựa chọn và quyết định nghành nghề kinh doanh, quy mô và hình thức kinh doanh…..(2 điểm)
+ Ví dụ:(1 điểm)
- Kinh doanh cá thể.
- Kinh doanh xe đạp, xe máy…..
- Sản xuất hàng tiêu dùng……….
Câu 3: (3 điểm)
+ Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận, kíù kết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế (1 điểm).
+ Các nước kí kết với nhau nhằm thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, thương mại, văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường… qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường tình hữu nghị giữa các quốc gia.(2 điểm).
5. Dặn dò: Hãy vận dụng những kiến thức đã học trong chương trình GDCD vào thực tiễn một cách có hiệu quả nhất.

File đính kèm:

  • docgiao an gdcd 12 chon bo rat hat.doc
Bài giảng liên quan