Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 15 - Nông Văn Thành
1.Kiến thức:
-Nêu được đặc điểm văn hóa, kinh tế xã hội của các dân tộc địa phương xã Xuân Hòa.
2.Kĩ năng:
-Phân tích, nhận xét và tìm hiểu các vấn đề của địa phương.
3.Thái độ:
-Xây dựng ý thức, tinh thần yêu quê hương và phát huy tốt truyền thống của dân tộc mình.
Soạn: /11/2010 Giảng: 7a ( /11). 7b ( /11). 7c ( /11) Tiết 15 ( tuần 16 ) ThựC HàNH: VấN Đề CủA ĐịA PHƯƠNG I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: -Nêu được đặc điểm văn hóa, kinh tế xã hội của các dân tộc địa phương xã Xuân Hòa. 2.Kĩ năng: -Phân tích, nhận xét và tìm hiểu các vấn đề của địa phương. 3.Thái độ: -Xây dựng ý thức, tinh thần yêu quê hương và phát huy tốt truyền thống của dân tộc mình. II.Phương pháp - Thảo luận nhóm. - Gia nhiệm vụ cá nhân - Nêu và giải quyết vấn đề . II.Tài liệu và phương tiện - Bài tập tình huống D.Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài mới. ĐVĐ: Địa bàn xã Xuân Hòa có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống ? kinh tế chủ yếu là gì? Văn hóa đặc sắc của các dân tộc ? 2.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình kinh tế của địa phương. -Gv y/c hs trả lời các câu hỏi sau: +Vị trí địa lí của xã Xuân Hòa nằm ở phía nào so với thị trấn Phố Ràng? +Kinh tế chủ yếu của xã là gì? +Xã Xuân Hòa gồm bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống ? +Hiện tại trên địa bàn xã số lượng các loài động vật quí hiếm như thế nào? -Hs: thảo luận chung cả lớp trả lời các câu hỏi của Gv. -Gv chốt lại kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn hóa truyền thống của các dân tộc trong xã -Gv y/c các nhóm thảo luận các câu hỏi: +Liệt kê các nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc sinh sống trên địa bàn xã? +Nêu thực trạng của đời sống văn hóa truyền thống trong sinh hoạt của người dân ? -Các nhóm thảo luận ra bảng nhóm (7’) và báo cáo. -Gv phân tích và bổ sung thêm các nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. -Gv tổ chức cho cả lớp trả lời các câu hỏi: -Theo các em truyền thống văn hóa của các dân tộc có phải đã lỗi thời trong cuộc sống ngày nay ? -Có ý kiến cho rằng dìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa trên là công việc của người già, còn thế hệ trẻ chỉ cần tiếp cận và biết các hình thức văn hóa hiện đại ? 1.Vị trí địa lí và kinh tế của xã Xuân Hòa: -Xuân hòa cách thị trấn phố Ràng 5km về phía Đông Bắc. Gồm 7 dân tộc anh em sinh sống . Kinh tế chủ yếu là thâm canh cây lúa nước, lâm nghiệp ( chủ yếu là trồng cây Mỡ, keo..) -Số lượng động vật quý hiếm ngày càng giảm: khỉ, hươu, lợn lòi, chim chóc. Một số loài đã không còn xuất hiện: gấu, hổ.. Nguyên nhân do tình trạng săn bắn trái phép và tập tục sinh sống làm nương của người dân đã làm thu hẹp môi trường sống của chúng. 2.văn hóa truyền thống các dân tộc địa phương xã Xuân Hòa. -Dân tộc Tày : Hát then, hát khắp, múa sạp, lễ hội Lồng Tồng, ném còn.. được tiến hành trong các ngày lễ: tết, đám cưới, mừng lúa mới.. -Dân tộc Dao: Lễ cấp sắc ( lễ trưởng thành cho các thiếu niên ), múa gậy truyền thống.. -Dân tộc H’Mông: múa khèn, múa gậy Xinh tiền 3. Các giá trị văn hóa đã được các dân tộc dìn giữ từ lâu đời, nhiều hình thức văn hóa còn mang yếu tố tâm linh nên không thể coi là lỗi thời hay không hiện đại. Việc dìn giữ và phát huy là nhiệm vụ của mỗi chúng ta để dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc mà cha ông để lại. Tổng kết: Xã Xuân Hòa là xã đặc biệt khó khăn, hơn 90% là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tỉ lệ trẻ em mù chữ tuy đã giảm nhiều do chương trình phổ cập giáo dục của chính phủ.Nhưng tư tưởng việc dạy và học là việc của nhà trường, do đó kết quả học tập của học sinh chưa cao, kinh tế kém phát triển do chậm áp dụng kĩ thuật vào canh tác. Vì vậy nhiệm vụ của mỗi học sinh là ngay từ bây giờ phải xây dựng cho mình một ý thức tự học, dám vượt qua khó khăn hoàn cảnh để học tập, sau này góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. v. tổng kết và hướng dẫn về nhà -Gv tổng kết lại các vấn đề đã nghiên cứu trong giờ của học sinh. -Nhận xét thái độ và tinh thần học tập của học sinh -Xếp loại giờ học -Y/c học sinh về nhà tìm hiểu lối sống, sinh hoạt đặc trưng của các dân tộc, phân tích những ưu nhược điểm để tìm ra giải pháp khắc phục.
File đính kèm:
- tiet 15.doc