Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 20 - Nông Văn Thành

1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:

- Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.

 2. Kĩ năng

- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.

- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.

3. Thái độ

- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.

- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 20 - Nông Văn Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Soạn : 10/1/2011
Giảng : 7b,c (11/1), 7a (13/1)
Tiết 20 ( tuần 21)
Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2)
i.mục tiêu
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
- ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
 2. Kĩ năng
- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
3. Thái độ
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
ii.phương pháp
- Tổ chức luyện tập
- Thảo luận
iii.Phương tiện dạy học
- Bài tập tình huống.
iv.tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1 : Nhận xét bản kế hoạch cá nhân (15p)
-GV: Kiểm tra kế hoạch cá nhân của học sinh.
-HS: Nộp bài tập.
-GV: Kiểm tra một vài em, nhận xét.
-Treo bảng kế hoạch theo mẫu trong sách GV. Y/c hs phát biểu nhận xét về nội dung, phân bố thời gian của bản kế hoạch Minh Hằng.
-HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
-GV: Nhận xét và gợi ý HS rút ra kết luận.
Bảng kế hoạch của Minh Hằng:
- Cột dọc công việc trong tuần.
- Cột ngang công việc hằng ngày.
- Thời gian ghi đủ: thứ, ngày.
- Nội dung công việc không lặp đi lặp lại. Công việc cố định Minh Hằng không ghi trong kế hoạch.
- Ghi công việc đột xuất cần đặc biệt nhớ, tránh bị quên (những công việc có thể thay đổi lịch thì nên ghi rõ).
- Không dài, dễ nhớ.
- Đầy đủ nội dung, đảm bảo cân đối, toàn diện các hoạt động.
- Hiệu quả cao, khoa học hơn.
Hoạt động 2: Kết luận (15p)
-Gv đưa ra hệ thống bài tập y/c nhóm tiến hành thảo luận và trả lời các câu hỏi:
1. Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch.
Có lợi
Có hại
2. Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?
3. Bản thân em làm tốt việc này chưa?
Tự rút ra bài học gì cho bản thân?
Bài tập
1) Làm việc có kế hoạch sẽ có lợi:
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
Làm việc không có kế hoạch có hại:
-Không chủ động và tiết kiệm được thời gian.
-Kết quả công việc không như mong muốn.
-Sống cẩu thả, luộm thuộm.
2.Khi lập kế hoạch 
- Cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
3) Trách nhiệm bản thân
- Vượt khó, kiên trì, sáng tạo
- Cần biết làm việc có kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Hoạt động 3: Vận dụng (12p)
-Gv tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK:
1) ý kiến của em về việc làm của Phi Hùng? Tác hại của việc làm đó?
 III. Bài tập
Câu 1: Việc làm của Phi Hùng:
- Làm việc tuỳ tiện.
- Không thuộc bài.
- Kết quả kém.
Câu 2:
Đại ý: Quyết tâm tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra.
-Cá nhân học sinh hoàn thành câu trả lời về việc làm của Phi Hùng.
2) Giải thích câu:
Việc hôm nay chớ để ngày mai
-Hoạt động chung cả lớp giải thích ý nghĩa câu thành ngữ trên.
-Gv chốt lại vấn đề.
	v.tổng kết và hướng dẫn về nhà (3p) 
*GV kết luận toàn bài: Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong 
Cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. HS chúng ta phải học tập, xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
-Nhận xét thái độ và tinh thần học tập của học sinh
	-Xếp loại giờ học.
	*Hướng dẫn về nhà
- HS về nhà lập kế hoạch làm việc tuần.
- Chuẩn bị bài 13 : Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục 
- Sưu tầm tranh ảnh quy định về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc
Bài giảng liên quan