Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 9 - Nông Văn Thành
1.Kiến thức
-Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về : giản dị, tôn trọng, yêu thương con người, đoàn kết.
2.Kĩ năng
-Lựa chọn đáp án đúng, liên hệ kiến thức thực tế vào bài học.
3.Thái độ
-Tuân thủ, nghiêm túc, tự giác.
Soạn: /10/2010 Giảng:7a ( /10), 7b ( /10), 7c ( /10) Tiết 9 ( tuần ) Kiểm tra 1 tiết i.Mục tiêu 1.Kiến thức -Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về : giản dị, tôn trọng, yêu thương con người, đoàn kết.. 2.Kĩ năng -Lựa chọn đáp án đúng, liên hệ kiến thức thực tế vào bài học. 3.Thái độ -Tuân thủ, nghiêm túc, tự giác. ii.Đồ dùng dạy học 1.Gv: Đề kiểm tra Phần I: Trắc nghiệm khách quan Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án em cho là đúng Câu 1: Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào nói lên tính giản dị ? A.Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy. B.Nói năng cộc lốc, trống không. C.Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở. D.Tổ chức sinh nhật linh đình. Câu 2: Hành vi thể hiện tính trung thực là hành vi nào? A.Làm bài hộ bạn. B.Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi. C.Nhận lỗi thay cho bạn. D.Bao che thiếu sót của người đã giúp mình. Câu 3:Câu nói về đoàn kết tương trợ là : A, Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. C, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B, Ân trả,nghĩa đền. D, Học, học nữa, học mãi. Câu 4: Hành vi thiếu tính tự trọng là hành vi nào sau đây? A. Sống buông thả C. Giữ đúng lời hứa B. Dũng cảm nhận lỗi D. Bảo vệ danh dự cá nhân và tập thể. Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật ? A.Luôn hối hận khi làm điều sai nhưng không hay sửa lỗi. B.Không nói chuyện riêng trong lớp. C.Thỉnh thoảng xin ra ngoài giờ học để hút thuốc. D.Quay cóp trong khi thi. Câu 6: Vì mải chơi nên Hùng không làm bài tập về nhà do thầy giáo giao cho. Hành vi của Hùng sai vì : A.Không tôn sư trọng đạo B.Thiếu yêu thương bản thân C.Không tương trợ với bạn bè D.Không giản dị. Câu 7: Câu tục ngữ : Đói cho sạch, rách cho thơm . Có ý nghĩa nói về tính cách nào của con người? A.Tôn trọng mọi người B.Yêu thương con người C.Sống giản dị D.Tự trọng của con người. Câu 8: Để rèn tính trung thực chúng ta cần : A.Tôn trọng chân lí B.Làm bằng được điều mình muốn C.Luôn vui vẻ với mọi người D.Không quan tâm đến suy nghĩ của người khác Phần II. Trắc nghiệm tự luận Bài 1: Tôn sư, trọng đạo là gì? Vì sao phải tôn sư trọng đạo? Bài 2 : Lan là bạn thân của em. Gia đình của Lan có thu nhập bình thường ( Bố mẹ Lan đều là công nhân, lại nuôi 3 chị em Lan ăn học ) nhưng Lan rất kênh kiệu, ăn mặc đua đòi, lại lười học, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Các bạn trong lớp không vừa lòng về Lan và ngày càng xa lánh Lan. Em có đồng tình về việc làm của Lan và thái độ của các bạn của Lan không? Vì sao? Là bạn thân của Lan em sẽ làm gì? Đáp án và biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Mỗi câu khoanh tròn đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B A A B A D A Phần II: Trắc nghiệm tự luận ( 6 điểm) Bài 1: 2 điểm -Tôn sư trọng đạo là tôn trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lí làm người. Bài 2: 4 điểm Hành vi của bạn Lan không có lòng tự trọng vì ăn mặc, thái độ không phù hợp với điều kiện, không yêu thương bố mẹ. Không tôn trọng đạo lí thầy cô dạy. Thái độ xa lánh của các bạn của Lan là sai vì không đoàn kết tương trợ giúp đỡ bạn tiến bộ. Là bạn của Lan em cần giúp bạn hiểu ra được hành vi thái độ của mình là sai, luôn động viên Lan sửa đổi hành vi và suy nghĩ để giúp đỡ bố mẹ. Khuyên các bạn của Lan không nên xa lánh mà hãy giúp nhau cùng tiến bộ. 2.Hs: Ôn tập các kiến thức đã học Iii.phương pháp -Động não, làm việc cá nhân Iv. Tổ chức hoạt động kiểm tra Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs -Phát đề kiểm tra -Thu bài kiểm tra -Nhận bài và hoàn thành bài kiểm tra -Nộp bài kiểm tra v.tổng kết và hướng dẫn về nhà *Tổng kết -Gv nhận xét thái độ và tinh thần kiểm tra của học sinh.Xếp loại giờ học. *Hướng dẫn về nhà : -Đọc và tìm hiểu nội dung bài Khoan dung.
File đính kèm:
- tiet 9.doc