Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 10 - Tiết 1: Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm đ¬ược

1. Về kiến thức

 - Giúp học sinh nắm được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

 - Giúp học sinh nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực KT, CT, văn hoá, xã hội

2. Về kĩ năng

 Biết thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội phù hợp.phân

3. Về thái độ

 Tích cực tham gia vào các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

 - SGK, SGV GDCD 11

 - Câu hỏi tình huống GDCD 11, Những thông tin có liên quan đến bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có những chức năng nào?

3. Học bài mới

Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu bài 9 Nhà nước XHCN và ta thấy được đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vậy nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu bài 10: Nền dân chủ XHCN.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 3360 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 10 - Tiết 1: Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 10-Tiết 1: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm được
1. Về kiến thức
 - Giúp học sinh nắm được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
 - Giúp học sinh nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực KT, CT, văn hoá, xã hội
2. Về kĩ năng
 Biết thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội phù hợp.phân 
3. Về thái độ
 Tích cực tham gia vào các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. 
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 11
 - Câu hỏi tình huống GDCD 11, Những thông tin có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có những chức năng nào?
3. Học bài mới
Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu bài 9 Nhà nước XHCN và ta thấy được đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vậy nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu bài 10: Nền dân chủ XHCN.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Từ Dân chủ được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: Demos = Nhân dân
 Katos = Quyền lực
 ? Theo em dân chủ có phải là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp hay không?
 ? Từ khái niệm dân chủ em hãy cho biết trong lịch sử xã hội loài người đã và đang có mấy nền dân chủ?
 ? Tại sao chế độ Phong kiến không phải là chế độ (nền) dân chủ?
 ? Em hãy so sánh nền dân chủ Chủ nô và Tư bản với nền dân chủ XHCN?
Để học sinh nắm được bản chất nền dân chủ XHCN Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc phần “1” nhỏ, cùng thảo luận và trả lời câu hỏi theo một hệ thống logic.
 ? Theo em nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp nào? Vì sao?
 ? Em hãy cho biết cơ sở kinh tế của nền dân chủ XHCN là gì?
 ? Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng nào làm nền tảng tư tưởng?
 ? Em hãy cho biết nền dân chủ XHCN do tổ chức nào lãnh đạo?
 ? Vì sao nền dân chủ XHCN phải do Đảng cộng sản lãnh đạo?
 ? Em hãy cho biết nền dân chủ XHCN là nền dân chủ cho ai?
 ? Vì sao nềm dân chủ XHCN phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương?
Vì: để thực hiện được nền dân chủ thì những nôi dung dân chủ của công dân phải được thể chế hóa bằng pháp luật.
 ? Em hãy so sánh nền dân chủ XHCN với nền dân chủ TBCN để xem nền dân chủ nào tiến bộ hơn?
 ? Mục đích xây dựng nền dân chủ ở nước ta để làm gì?
Để học sinh nắm được những nội dung xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên chia lớp làm bốn nhóm tương ứng với 4 nội dung.
Nhóm 1: Nội dung dân chủ trong lĩnh vực kinh tế được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
Nhóm 2: Nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
Nhóm 3: Nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
Nhóm 4: Nội dung dân chủ trong lĩnh vực xã hội được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
a. Thực chất của vấn đề dân chủ.
- Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân
- DC là SP của cuộc đấu tranh giữa ND LĐ bị áp bức với bóc lột.
- Trong XH loài người đã và đang có 3 nền dân chủ: DC chủ nô, DC tư sản và DC XHCN.
- So sánh về quyền lực.
+ Giống nhau: Q.lực thuộc về nhân dân.
+ Khác nhau:
* DCCN & DCTS: quyền lực thuộc về thiểu số
* DC XHCN: quyền lực về toàn số ND
b. Bản chất của nền dân chủ XHCN.
- Mang bản chất của giai cấp công nhân
- Lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, do ĐCS VN lãnh đạo.
- Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX
- Là nền dân chủ của nhân dân lao động
- Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cưởng.
- So sánh DCTS với DC XHCN.
DC TS
DC XHCN
- P.vụ lợi ích của thiểu số (GCTS)
- Mang bản chất giai cấp tư sản
- Do các Đảng của GCTS l. đạo, t.hiện đa nguyên ch.trị
- Tư hữu về TLSX
- Phục vụ lợi ích của đa số NDLĐ
- Mang bản chất Giai cấp công nhân
- Do ĐCS lãnh đạo, thực hiện nhất nguyên ch.trị
- Công hữu về TLSX
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.
Mục đích: Đem lại quyền lực thực sự cho nhân dân.
a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực KT.
- Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng
- Biểu hiện: 
+ Nền KT nhiều thành phần
+ KT nhà nước làm chủ chủ về TLSX, quản lý và phân phối sản phẩm. 
+ Có nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội
VD: Tự do KD và phải nộp thuế
b. ND cở bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
- Thực hiện mọi quyền lực thuộc về nhân dân
- Biểu hiện:
+ Quyền bầu cử, ứng cử
+ Tham gia quản lý nhà nước
+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước
+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do tín ngưỡng
+ Khiếu nại tố cáo
c. ND cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.
- Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa
- Biểu hiện:
+ Tham gia đời sống văn hóa, văn nghệ
+ Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, văn nghệ
+ Sáng tác, phê bình văn hóa, văn nghệ
d. Nội dung cơ bản của dan chủ trong lĩnh vực XH.
- Quyền lao đông,nam nữ bình đẳng
- Bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm
- Quyền đảm bảo về vật chất và tinh thần.
4. Củng cố.
Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài, trả lời những thắc mắc của học sinh.
5. Dặn dò, nhắc nhở.
Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị tiết 2 bài 10

File đính kèm:

  • docBài 10.doc1.doc
Bài giảng liên quan