Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học (2 Tiêt)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Hiểu thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phảm, danh dự, hạnh phúc

2. Về kỹ năng

Thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội

3. Về thái độ

Luôn chú ý tới việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh xác định được rằng không thể có thái độ,, hành vi xúc phạm người khác

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

- Thế nào là nghĩa vụ

- Thế nào là lương tâm

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Sách giáo khoa, giấy A4, băng dính 2 mặt, .

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

A. Mở bài

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường nói chuyện với nhau hay nhìn thấy một hành động làm việc thiện của một ai đó, chúng ta vẫn thường khen những người đó là người có lương tâm, người này thực hiện nghĩa vụ tốt với bản thân, gia đình, xã hội. Hay người này, người kia là người có nhân phẩm tốt, biết trọng danh dự và họ thật hạnh phúc khi đã thành đạt trong công việc và cuộc sống gia đình luôn hòa thuận. Vậy thế nào là nghĩa vụ, lương tâm,nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc, bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn

 

docx10 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 15230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học (2 Tiêt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
t nước gặp chiến tranh. Ở ví dụ này chúng ta đang thực hiện nghĩa vụ đối với lợi ích chung của đất nước
- Các gia đình phải nộp thuế hằng năm là nghĩa vụ đối với các gia đình bởi những công trình công cộng như công viên,vườn thú, hệ thống đường giao thông được mở rộng, cá hệ thống điện đường trường trạm, rồi những ngôi nhà tình thương cho những người già, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa...sẽ được lấy một phần ngân sách từ những khoản thuế mà nhà nước thu. Do đó các gia đình cần có trách nhiệm nộp thuế vì lợi ích chung của toàn cộng đồng.
GV hỏi:- Qua hai ví dụ về nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phải nộp thuế tất cả đều vì cộng đồng và bắt buộc chúng ta phải thực hiện.
GV giảng giải khái niệm: xã hội, cộng đồng đạt ra yêu cầu cụ thể cho các cá nhân, trong đó có đảm bảo lợi ích của cá nhân từ đó bắt buộc cá nhân phải thực hiện
GV hỏi: vậy bạn nào cho cô biết nghũa vụ là gì?
HS trả lời:
GV kêt luận: như vậy, nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng và của xã hội
GV cho HS lấy ví dụ:
HS ví dụ:
( - Nghĩa vụ ở nhà: nghe lời cha mẹ, quan tâm chăm sóc cha mẹ
Ở trường: bảo vệ tài sản chung như bàn ghễ, cửa lớp, các trang thiết bị, tắt điện khi ra về...,giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, làm bài tậ trước khi đến lớp.
Công cộng:giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi..
Đất nước: học tập tốt, cống hiến, xây dựng dất nước, có thể hi sinh khi đất nước gặp chiến tranh.
GV : Gọi 1 học sinh đứng lên đọc to ví dụ 1 trong SGK cho cả lớp nghe
HS đọc:
GV hỏi: các bạn vừa nghe bạn đọc ví dụ vậy bạn nào cho cô biết sự khác nhau trong 2 câu truyện bạn vừa đọc
HS suy nghĩ trả lời:
GV nhận xét: sói mẹ chỉ sinh ra sói con nhưng không chăm sóc dạy bảo sói con mà cho sói con tự lo cuộc sống rồi mối quan hệ giữa sói mẹ và sói con cũng chỉ như những con sói khác. Còn cha mẹ chúng ta sinh ra ta luôn yêu thương, chăm sóc dạy bảo chúng ta nên người đến khi chúng ta lớn xây dựng gia đình nhưng cha mẹ vẫn yêu thương quan tâm chúng ta đến cuối cuộc đời. Người ta gọi cha mẹ đã thực hiện xong nghĩa vụ của 1 người làm cha làm mẹ
GV hỏi: nghĩa vụ này có ở sói không?
HS trả lời:
GV nhận xét: Câu trả lời là không. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Bởi bì con người làm việc có ý thức còn con vật là bản năng. Như vậy nghĩa vụ chỉ xảy ra với loài người và đó là đặc trưng của loài người, động vật khác không có đươc.
GV hỏi và viết lên bảng: Vậy là học sinh đồng thời là thanh niên Việt Nam chúng ta cần có những nghĩa vụ gì? Và với con người nói chung cần có những nghĩa vụ gì?
HS trả lời:
GV bổ sung và nhận xét: Chúng ta đến trường để học tập tiếp nhận những tri thức khoa học, đem lại thành tích cho nhà trường, gia đình và chính chúng ta, chúng ta phải thực hiện theo các nội quy của nhà trường đưa ra, nếu thực hiện không đúng tức chúng ta chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình. Vậy các bạn muốn trở thành người hoàn thành nghĩa vụ hay không hoàn thành.
vậy trước khi tới trường nên làm bài tập đầy đủ, mặc đúng đồng phục, đi đúng giờ, thực hiện đúng với nội quy nhà trường đưa ra
GV nói: với thanh niên việt nam ngày nay nói chung cô mời một bạn đọc sgk trang 69 cho cả lớp nghe
GV nói: con người nói chung chúng ta cần có nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ đối với gia đình cần chăm sóc cha mẹ, nuôi dạy con cái nên người
Nghĩa vụ của con người đối với xã hội: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
GV kết lại toàn phần:
Như vậy chúng ta cần nhớ khái niệm nghĩa vụ là gì, nghĩa vụ là đặc trưng của loài người và nghĩa vụ của học sinh chúng ta nói riêng của loài người nói chung là gì?
hút
Lương tâm
Lương tâm là gì?
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội
Hoạt động 2. GV sử dụng phương pháp đàm thoại để tìm hiểu khái niệm lương tâm
GV Mời hai bạn đứng lên và hỏi:
Em hãy chia sẻ cùng cả lớp về một việc làm nào đó của em có thể với bố mẹ, anh em, bạn bè hay một người xa lạ nào đó mà trong lòng em cảm thấy rất thoải mái, nhẹ nhàng, thanh thản vì mình đã làm được một việc có ích cho bản thân hoặc người khác hay việc làm đó khiến trong lòng em cảm thấy có lỗi, ân hận, day rứt?
HS trả lời:
GV nhận xét :
Trên tay cô có một tờ giấy có những phần màu đen và màu trắng, màu đen tượng trưng cho những suy nghĩ còn màu trắng tượng trưng cho những hành động việc làm của chúng ta. cả lớp cùng quan sát ( GV gập phần màu đen vào cho hs nhìn phần màu trắng và hỏi: nếu cô gập như vậy thì chúng ta có nhìn thấy màu đen k ạ?
HS trả lời:
GV: Cũng như vậy những hành vi, việc làm của chúng ta được mọi người nhìn thấy rất rõ còn những suy nghĩ thì mọi người rất khó biết được).
Những biểu hiện trong lòng như thanh thản, thoải mái hay thấy ân hận, day rứt khi mà làm một việc gì đó có nghĩa là chúng ta đã nhận thức được việc làm của chúng ta là đúng hay sai, và người ta gọi đó là lương tâm. Vậy bạn nào cho cô biết lương tâm là gì?
HS trả lời:
GV nhận xét, kết luận: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội
GV giảng: Chúng ta có thể hiểu năng lực ở đây là sự cân nhắc, suy xét xem hành động đó đúng hay là sai.
( ví dụ: hôm nay cô mắng một học sinh trên lớp vì một việc gì đó thì tối về nhà cô phải suy nghĩ, xem xét lại xem việc mình mắng hs như vậy là đúng hay sai nếu sai thì cô cần sửa chữa. Việc cô nghĩ lại hành động trước đó của mình chính là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình).
GV ví dụ: Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều sự việc nói về lương tâm chẳng hạn:
Khi vào siêu thị gặp một em bé bị lạc mẹ đứng khóc, LAN đã giúp em bé tìm được mẹ, trên đường về nhà nghĩ lại sự việc LAN cảm thấy rất là vui vẻ và thoải mái vì đã làm được một việc tốt.
Như câu chuyện người mẹ mù của lớp 11A5 biểu diễn trong tiết trào cờ ngày hôm qua, lương tâm của người con trai thấy ân hận vì trước đó đã đối xử không tốt với mẹ mình. Cậu đã nhận ra sai lầm của mình và muốn sửa chữa nhưng đã quá muộn vì mẹ cậu đã không còn trên cõi đời này nữa.
Hành động của bác sĩ thẩm mỹ Cát Tường. Do sơ suất nên gây chết người. Đây là không may nên có thể tha thứ nhưng hành động vứt xác phi tang là vô lương tâm không chấp nhận được
Cũng như vậy câu truyện của người bạn cùng học với cô mới chia sẻ việc bố cô ấy đi từ quê lên chở gạo và xe đạp lên hà nội từ 4 giờ sáng trong thời tiết rét buốt mấy hum trước, bố đến nơi gọi điện thoại cho cô ấy nhưng không được, gọi cổng bao nhiêu câu cũng không thấy gì bố đứng bên ngoài trời gió rét 30 phút may có bác chủ nhà dậy mới biết. Nhìn thấy bố trong cảnh tượng như vậy bạn ý k biết nói câu gì với bố chỉ biết đi đun nước nóng để bố uống cho ấm bụng.bạn cô kể lúc đó cô cảm thấy có lỗi vì tối trước khi đi ngủ không để điện thoại, thấy áy láy và thương bố quá
( thương tới mức không nói nên lời)
GV hỏi: Như vậy chúng ta có thể thấy trong ví dụ giúp em bé tìm mẹ giúp Lan thấy rất thoải mái vì đã làm được việc tốt, hay như câu truyện người mẹ mù cậu con trai thấy lương tâm ân hận, cắn rứt còn người bạn của cô lại thấy có lỗi với bố. Vậy lương tâm tồn tại ở những trạng thái nào?
HS suy nghĩ trả lời:
GV nói : lương tâm tồn tại ở hai trạng thái: trạng thái thanh thản và trạng thái cắn rứt lương tâm
Khi lương tâm chúng ta trong trạng thái thanh thản thì chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân, sống vui vẻ hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình
Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu của xã hội
( Cả 2 trạng thái này đều là tốt vì một cái cho tâm hồn trong sáng hơn, vui vẻ, yêu đời hơn. Còn một cái giúp chúng ta điều chỉnh thay đổi hành vi tốt hơn)
Những cá nhân vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội nhưng không biết hối hận, không cắn rứt lương tâm gọi là vô lương tâm
Ví dụ:
Hành động đánh đập hành hạ trẻ em của nhà trẻ Phương Anh là vô lương tâm, chúng chỉ là trẻ con không làm gì nên tội vậy mà hành hạ, đánh đập chúng không thương tiếc, không một chút xót xa.
Hay việc thấy người bị nạn mà chúng ta thờ ơ không giúp đỡ lại đứng đó nhìn thấy đó như một điều hay ho, thích thú .
Rúng động vụ lão ông 70 hiếp dâm 6 bé gái ở Bến Tre. 70 tuổi gần đất xa trời, đáng là bậc ông cha chúng ta nhưng lại có hành vi trái với luân lý đạo đức của con người. đây không phải là trường hợp duy nhất, xã hội ngày nay có rất nhiều trường hợp như vậy nên các em cũng nên đề phòng cẩn thận khi đi ra ngoài nhất là đối với các bạn nữa.
Những hành động đó là vô lương tâm bởi nó đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức
Gv gọi HS nêu ví dụ:
GV nhận xét và chuyển ý:
Như vậy, suy nghĩ của một con người sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hành vi, việc làm của chúng ta dù là ở bất cứ hoàn cảnh nào thì những suy nghĩ và hành động của chúng ta cũng cần có lương tâm , tránh trạng thái vô lương tâm, thờ ơ vô cảm cảm với những người xung quanh và với cuộc sống của mình. Vậy làm thế nào để trở thành người có lương tâm chúng ta chuyển sang phần 3.
20phút
3.Làm thế nào để trở thành người có lương tâm
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm tiến bộ. Tự giác thực hiện các đạo đức hằng ngày
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân và phấn đấu để trở thành công dân tốt. Người có ích cho xã hội
- Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ người với người
4.Củng cố bài học:
Hoạt động 3. GV sử dụng phương pháp thuyết trình để tìm hiểu ý nghĩa của lương tâm đối với đời sống đạo đức của con người và những yêu cầu đối với người có lương tâm
GV nói: Phần này cô mời một bạn đọc to rõ ràng cho cả lớp nghe (trong sgk- tr70,71)
Liên hệ bản thân: cho hs lấy ví dụ về nội làm thế nào để trở thành người có lương tâm.
Bài tập trắc nghiệm:
Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức giữa cá nhân với cá nhân,và:
giữa quyền lợi và nghĩa vụ
giữa nhu cầu và lợi ích
giữa cá nhân và xã hội
giữa đạo đức và pháp luật
Hãy điền từ , cụm từ thích hợp vào các chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người..............hơn vào bản thân.
Hài lòng
Tự tin
Tự trọng
Thỏa mãn
5 phút
5phút (củng cố)

File đính kèm:

  • docxbài 11, một số phạm trù cơ bản của đạo đức học.docx
Bài giảng liên quan