Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 6: Khuynh Hướng Phát Triển Của Sự Vật Và Hiện Tượng

I. Mục tiêu bài học:

Học xong bài này, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng.

- Nắm các đặc điểm của phủ định biện chứng.

- Hiểu được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

2. Kĩ năng:

- Phân tích được các tính khách quan, kế thừa theo quan điểm phủ định biện chứng.

- Đánh giá một số hiện tượng phủ định siêu hình, phủ định biện chứng trong học tập và trong cuộc sống, nhận thức.

- Mô tả được hình xoáy trôn ốc

3. Thái độ:

- Biết phát hiện cái mới, ủng hộ và làm theo cái mới

- Tránh thái độ phủ định sạch trơn hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ

II. Kiến thức trọng tâm:

- Khái niệm, đặc điểm phủ định biện chứng

- Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

III. Phương pháp và phương tiện, tài liệu dạy học:

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại

- Triết học Mác – Lê-nin

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức và kĩ năng giáo dục công dân 10

 

doc7 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 6: Khuynh Hướng Phát Triển Của Sự Vật Và Hiện Tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI 6:
 KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
Mục tiêu bài học:
Học xong bài này, HS cần đạt được:
Kiến thức:
Hiểu được khái niệm phủ định, phủ định siêu hình, phủ định biện chứng.
Nắm các đặc điểm của phủ định biện chứng.
Hiểu được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
Kĩ năng:
Phân tích được các tính khách quan, kế thừa theo quan điểm phủ định biện chứng.
Đánh giá một số hiện tượng phủ định siêu hình, phủ định biện chứng trong học tập và trong cuộc sống, nhận thức.
Mô tả được hình xoáy trôn ốc
Thái độ:
Biết phát hiện cái mới, ủng hộ và làm theo cái mới
Tránh thái độ phủ định sạch trơn hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ
Kiến thức trọng tâm:
Khái niệm, đặc điểm phủ định biện chứng
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Phương pháp và phương tiện, tài liệu dạy học:
Phương pháp thuyết trình, đàm thoại
Triết học Mác – Lê-nin
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức và kĩ năng giáo dục công dân 10
Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức:
Giới thiệu bài mới:
Sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan rất phong phú và đa dạng. Ở bài 4 và bài 5, chúng ta đã tìm hiểu nguồn gốc cũng như cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Vậy các sự vật và hiện tượng sẽ phát triển theo khuynh hướng nào? Nguyên nhân của sự phát triển theo khuynh hướng đó là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
Tiến trình tổ chức dạy học:
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh (HS)
Nội dung kiến thức 
cơ bản
Hoạt động 1: GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phân tích, so sánh giúp HS tìm hiểu khái niệm phủ định và phủ định siêu hình
*Mức độ kiến thức: HS phải nêu được khái niệm phủ định và phủ định siêu hình.
*Tiến hành: 
- GV: Để xây dựng một ngôi nhà hiện đại trên vị trí của một ngôi nhà cũ kĩ thì trước tiên người ta phải làm gì?
- HS: trả lời
- GV: Để xây dựng một ngôi nhà hiện đại trên vị trí của ngôi nhà cũ kĩ thì trước tiên cần phải phá bỏ ngôi nhà cũ kĩ ấy. Như vậy, ngôi nhà bị phá bỏ sẽ không còn tồn tại nữa, và việc xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật,hiện tượng nào đó người ta gọi là phủ định.
- GV: kết luận khái niệm phủ định
 VD: Đốt rừng, chặt cây, giết động vật,
- GV: yêu cầu HS lấy thêm các VD về PĐ
- GV: khi nghiên cứu về PĐ, người ta phân chia làm hai loại giới thiệu đó là: PĐ siêu hình và PĐ biện chứng. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm PĐ siêu hình:
- GV đưa ra các VD sau:
+ Dùng dao chặt cây
+ Hoá chất độc hại tiêu diệt sinh vật
+ Dùng lưới điện bắt cá
- GV: Trong các VD trên, cây có thể phát triển được không? Sinh vật và cá có còn sống không?
- HS: trả lời
- GV: Vậy cả ba VD trên có điểm chung là gì?
- HS: trả lời
- GV: Đều có sự tác động, can thiệp bên ngoài làm cản trở, xoá bỏ sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật. Cái cây, sinh vật, cá không còn tồn tại, cũng không có sự kế thừa, phát triển từ cái cũ.
- GV: Các VD trên nói về PĐ siêu hình. Vậy thế nào là PĐ siêu hình?
- HS trả lời
- GV kết luận
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
Phủ định
- Khái niệm: Phủ định (PĐ) là xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
b) Phủ định siêu hình
Khái niệm: PĐSH diễn ra do sự tác động, can thiệp từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận và thuyết trình giúp HS tìm hiểu khái niệm phủ định biện chứng và các đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng
*Mức độ kiến thức: Học sinh phải nêu được PĐBC là một mắt khâu tất yếu của sự phát triển.
*Tiến hành: 
- GV đưa ra các VD sau:
+ Hạt thóc − cây lúa − hạt thóc 
+ Quả trứng − con gà – quả trứng
 - GV: Hạt thóc, quả trứng ở 2 VD trên có bị phủ định hay không? Vì sao?
- HS: trả lời
- GV: Hạt thóc và quả trứng đều bị phủ định vì sự tồn tại của chúng ban đầu đã bị xoá bỏ;
 Khẳng định (hạt thóc) – PĐ 1 (cây lúa) – PĐ 2 (hạt thóc)
 Khẳng định (quả trứng) − PĐ (con gà) – PĐ 2 (quả trứng)
- GV: hãy so sánh 2 VD nêu trên với 3 VD đã nêu ở PĐSH về kết quả của sự PĐ? Nguyên nhân của sự PĐ?
- HS: trả lời
- GV: kết quả PĐ các sự vật ở 3 VD về PĐSH khác với cách PĐ các sự vật ở 2 VD trên là khác nhau: Cái cây bị đổ, sinh vật bị tiêu diệt, nhà bị sập đổ là do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài làm xoá bỏ sự tồn tại của và phát triển tự nhiên của chúng. Các sự vật, hiện tượng này không còn cơ sở, tiền đề để phát triển hơn nữa. Còn hạt thóc khi gieo xuống đất trong điều kiện bình thường có thể mọc thành cây lúa phát triển thụ phấn và trổ đòng có thể cho ra nhiều hạt thóc khác và chất lượng hơn; khi quả trứng được ấp nở trong điều kiện bình thường sẽ cho ra đời con gà con, và nó phát triển sẽ đẻ ra nhiều quả trứng khác. 
 Như vậy nếu như không có hạt thóc hay quả trứng thì sẽ không có cây lúa hay gà con. Hạt thóc là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển thành cây lúa, tương tự quả trứng là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển thành gà con. Nh ư vậy, hạt thóc, quả trứng bị xoá bỏ là do sự phát triển của chính bản thân các sự vật đó mà không phải do tác động, can thiệp từ bên ngoài. Và chúng ta thấy ở đây có sự kế thừa những điểm tích cực, sự vật mới ra đời trên cơ sở kế thừa mặt tích cực ở sự vật cũ, nhưng có sự phát triển hơn cả về chất lượng và sự vật. Về mặt triết học thì cách PĐ hạt thóc và quả trứng được gọi là PĐBC.
- GV: Em hiểu thế nào là PĐBC?
- HS: trả lời
- GV: yêu cầu HS lấy thêm VD để minh hoạ
- HS: trả lời
- GV: nêu các VD
+ PĐBC trong xã hội: XHCSNT – XHCHNL – XHPK - XHTBCN – XHCSCN (giai đoạn đầu là CNXH)
+ PĐBC trong tự nhiên: trứng – tằm – nhộng – ngài – trứng
+ PĐBC trong tư duy
- GV: PĐBC khác với PĐSH như thế nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận:
Nội dung
PĐSH
PĐBC
Nguyên nhân
- Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài
- Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng
Kết quả
- Sự vật, hiện tượng sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới
- Sự vật, hiện tượng sẽ không bị xoá bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật, hiện tượng mới 
-GV: VD về PĐBC như sau:
 2HCl + Fe	 FeCl2+ H2
-GV: Các chất mới sinh ra PĐ các chất ban đầu, đó là kết quả do các chất ban đầu tác dụng với nhau sinh ra các chất mới mà không có sự tác động của chất xúc tác hay kích thích nào. Chúng ta thấy rằng nguyên nhân của sự PĐ nằm ngay trong bản thân chúng mà không do bất kì tác động nào từ bên ngoài. Từ đó có thể khẳng định PĐBC mang tính khách quan.
- GV: PĐBC mang tính khách quan vì nguyên nhân của sự PĐ nằm ngay trong bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, của quá trình biến đổi không ngừng về lượng dẫn đến những biến đổi về chất diễn ra bên trong sự vật, hiện tượng và ngược lại, kết quả của quá trình ấy là cái mới ra đời thay thế cái cũ.
- GV: VD về phản ứng hoá học ở trên: Tuy các chất mới sinh ra khác nhau nhưng vẫn là bấy nhiêu nguyên tố: H, Cl, Fe. Ta nói các chất mới có tính kế thừa. Như vậy PĐBC mang tính kế thừa.
- GV: HS lấy VD?
- HS: trả lời
-GV: Phụ nữ Việt Nam ngày nay bên cạnh những phẩm chất như thông minh, sáng tạo,năng động,  thì vẫn kế thừa những đức tính như công, dung, ngôn, hạnh,của người phụ nữ trước đây.
- GV: Như vậy, trong quá trình PĐBC, cái cũ là điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của cái mới. Cái mới ra đời trên cơ sở của cái cũ, nó không PĐ sạch trơn cái cũ, cũng không mang theo tất cả thành phần, thuộc tính của cái cũ mà chỉ mang theo từ cái cũ những yếu tố tích cực, phù hợp cho sự phát triển của nó. Do vậy, PĐBC mang tính kế thừa. Nó đảm bảo cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra liên tục và khách quan.
*GV tổng kết: Sau khi học xong phần 1 thì HS cần nắm được:
- Khái niệm PĐ
- Có hai quan niệm cơ bản về PĐ: PĐBC và PĐSH
- PĐBC có hai đặc điểm: Tính khách quan và tính kế thừa
c) Phủ định biện chứng
- Khái niệm: PĐBC diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
 PĐBC diễn ra trong mọi lĩnh vực cuả đời sống.
-Đặc điểm của PĐBC:
+ Tính khách quan: Nguyên nhân của sự PĐ nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.
+ Tính kế thừa: Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ, nó không PĐ hoàn toàn cái cũ.
Củng cố và kết luận
 - Củng cố: HS làm bài tập
- Kết luận: Mọi sự vật, hiện tượng phát triển theo xu hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Xu hướng phát triển này được thực hiện bằng sự PĐ, sự kế thừa các sự vật, hiện tượng. Yếu tố kế thừa đảm bảo sự phát triển liên tục giữa các sự vật, hiện tượng mới và cũ tạo nên trình độ phát triển cái mới cao hơn, hoàn thiện hơn và đó cũng là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. Nghiên cứu bài học trên đây giúp chúng ta có quan điểm đúng khi nhận thức, cải tạo tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.
Dặn dò
Học bài và làm bài tập cuối sách giáo khoa
CB bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

File đính kèm:

  • docbai6-gdcd10.doc