Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 7: Thực Tiễn Và Vai Trò Của Thực Tiễn Với Nhận Thức

I – Mục tiêu kiến thức

1, kiến thức

_ Học sinh hiểu được khái niệm của nhận thức, thực tiễn

_nhận biết được vai trò của thực tiễn với nhận thức

2, Kĩ năng

 _Lấy ví dụ về thực tiễn

 _ Vận dụng những điều đã học vào trong thực tế để giải quyết những vấn đề liên quan

_ Giải thích được mọi sự hiểu biết đều bắt nguồn từ thực tiễn

3, thái độ

_ Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng vào thực tế

_ Học đi đôi với hành, lý thuyết phải đi đôi với thuwcj tiễn, tránh lý thuyết xuông

II- Trọng tâm kiến thức

 1, khái niệm nhận thức

 2, khái niệm thực tiễn

 3, vai trò của thực tiễn với nhận thức

III, Phương pháp và phương tiện dạy học

 _Phương pháp: sử dụng phương pháp đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm, trong đó đàm thoại là quan trọng nhất

 _Phương tiện: sử dụng ca dao tục ngữ Việt Nam, sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân lớp 10, những câu truyện thực tế

IV, Tổ chức hoạt động dạy và học

 1, Ổn định tổ chức

 2, Kiểm tra bài tập

 3, Giảng bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 9226 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 7: Thực Tiễn Và Vai Trò Của Thực Tiễn Với Nhận Thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g
II- Trọng tâm kiến thức
 1, khái niệm nhận thức
 2, khái niệm thực tiễn
 3, vai trò của thực tiễn với nhận thức
III, Phương pháp và phương tiện dạy học
 _Phương pháp: sử dụng phương pháp đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm, trong đó đàm thoại là quan trọng nhất
 _Phương tiện: sử dụng ca dao tục ngữ Việt Nam, sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân lớp 10, những câu truyện thực tế
IV, Tổ chức hoạt động dạy và học
 1, Ổn định tổ chức
 2, Kiểm tra bài tập
 3, Giảng bài mới
A, Giới thiệu bài:
 Hồ chí Minh đã có nhận định sâu sắc” thực tiễn không có lú luận hướng dẫn thì thực hành thực tiễn mù quáng lý luận mà không liên hệ thực tiễn là lý luận xuông” vậy chúng ta hiểu câu nói đó như thế nào?
Bài 7 thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức sẽ giúp làm rõ câu nói đó của Bác
Hoạt động của giáo viển và học sinh
Nội dung kiến thức
1, Hoạt động 1: sử dụng phương pháp đàm thoại để học sinh hiểu được khái niệm của nhận thức
A, Mức độ kiến thức
_ nhận biết khái niệm của nhận thức
_ Học sinh diễn đạt theo ý hiểu
_ lấy ví dụ chứng minh
B, Thực hiện
_Gv: Để biến đối sự vật và cải tạo thế giới khách quan thì con người phải hiểu biết về sự vật đó, phải có tri thức về thế giới, những tri thức không có sắn, muốn có tri thức con người phải tiến hành hoạt động nhận thức.
_Gv hỏi: Quan niệm nhận thức của các trường phái?
H/S: trả lời
_G/v giảng giải
+Chủ nghỉa duy tâm cho rằng: nhận thức là do bẩm sinh và do thần linh mách bảo. Như vậy họ đã phủ nhận nhận thức của con người có nguồn gốc từ thực tế
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hìnhcho rằng: Nhận thức chỉ là sự phản ánh máy móc thụ động. họ đã chưa thấy được vai trò của thực tiễn
 Ví dụ: chúng ta thấy một cô gái xinh đẹp vậy đã kết luận rằng cô gái ấy tốt.Điều đó là không thực tế
 Muốn hay không phải qua hoạt động thực tiễn, biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn và quá trình đó diễn ra rất phức tạp gồm hai giai đoạn: Nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính
_ G/v : Đặt trên bàn một quả cam
_G/v hỏi : Trên bàn là quả gì? Màu sắc? Hình dáng, kích thước như thế nào?
_ H/s: Trả lời
_G/v: Giảng bài
 Những gì ta nhìn thấy ở quả cam là màu sắc, kích thước..Nhưng đó chỉ là những hình thức bên ngoài
_G/v hỏi: Qua ví dụ trên. Hiểu như thế nào là nhận thức cảm tính? 
_H/s: trả lời
_G/v: kết luận
_G/v: Đưa cho học sinh xem một quyển sách?
_G/v hỏi: Chúng ta thấy gì ở quyển sách?
_H/s: Trả lời
_ G/v: Đúng vậy! khi ta chỉ nhìn vào bề ngoài cuốn sách thì chỉ thấy hình thức bên ngoài. Còn khi ta mở quyển sách đó đọc và suy nghĩ ta mới thấy được giá trị của cuốn sách
_ G/v hỏi: Nhận thức có được do kết hợp tài liệu do cảm tính mang lại với các thao tác tư duy để tìm ra bản chất sự vật được goi là gì?
_H/s: trả lời
_ G/v kết luận
_ G/v: Từ các quan niệm của các trường phái khác nhau và các ví dụ trên vậy nhận thức là gì?
_H/s :Trả lời
_ G/v: kết luận
_G/v: Qua tìm hiểu thì có thể khẳng định quan niệm đúng đắn của triết học Mac Lê nin về nhận thức. Vậy quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủa nghĩa duy vật siêu hình là đúng hay sai?
_ H/s: trả lời
_ G/v: Đó là những quan điểm sai lầm thể hiện sự bắt lực của con người trong quá trình nhận thức thế giới. Không thấy được vai trò của thực tiễn với nhận thức
_ Vậy thực tiễn là gi?
1, Đơn vị kiến thức 1: khái niệm nhận thức
_ Nhận thức cảm tính là giai đoạn được tạo nên do tiếp xúc trực tiếp của cơ quan cảm giác với sự vật hiện tượng đem lại cho ta những hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng
_ Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo của nhận thức cảm tính đem lại,
Nhờ các thao tác tư duy, so sánh, phối hợptìm ra bản chất quy luật của sự vật hiện tượng
_Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật hiện tượng thế giới khách quan vào bộ óc con người, tạo nên những hiểu biết về chúng
2, Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với thuyết trình để tìm hiểu khái niệm thực tiễn và các dạng của hoạt động thực tiễn
2, Đơn vị kiến thức 2
Khái niệm thực tiễn
A, Mức độ kiến thức
_ Nhận biết được khái niệm thực tiễn
_Hiểu và lấy ví dụ chứng minh
B, Thực hiện
_G/v: Đưa ra ví dụ:
 Mẹ đang lấy cây lúa
 Ca sĩ đang hát
 Chị Lan đng may áo
_ G?v hỏi: hoạt động nào được gọi là hoat đong thực tiễn?
_H/s: trả lời
_G/v: kết luận
_G/v : Giải thích: Do con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình, và được phát triển qua từng thời kỳ lịch sử của con người
_ G/v: có ba hình thức cơ bản của thực tiễn
_ G/v : Mỗi hoạt động đều có ý nghĩa đối với con người? Giải thích và lấy ví dụ chứng minh?
_H/s: trả lời
_G/v: Giảng giải
+Hoạt động sản xuất vật chất: là hoat động nhằm tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt vật chất của con người
 Ví dụ: Hoạt động sản xuất ra lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu ăn uống hằng ngày của con người
+Hoạt động chính trị xã hội: là những hoạt động của cộng đồng người, các tổ chức khác trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị xã hội khác xong để thúc đẩy xã hội phát triển
 Ví dụ: Khi thực dân pháp sang xâm lược nước ta, vì vậy mà nhân dân ta đã quyết tâm đấu tranh đánh đổi đế quốc Pháp giành chính quyền thể hiện rõ trong cuộc Cách mạng tháng tám
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động thực nghiệm bằng phương tiện vật chất của khoa học, thúc đẩy công cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật phát triển và áp dụng vào thực tiễn
 Ví dụ: Nhà bác học Dương Đình Của đã tạo ra nhiều giống lúa và giống cây trồng có năng suất cao
_ G/v : Ba hình thức cơ bản thì hình thức nào là quan trọng nhất vì sao?
_H/s: trả lời
_ G/v kết hợp
_Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
_ Hình thức :Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt đông chính trị xã hội, hoat động thực nghiệm khoa học
_Hoạt động sản xuất vật chất là quan trọng nhất. Vì nó quyết định tới mọi hoạt động khác. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người
3, Hoạt động 3: Sử dung phương pháp thảo luận nhóm để học sinh hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
 A, Mức độ nhận thức
_ Nhận được vai trò của thực tiễn với nhận thức lấy ví dụ và chứng minh
B, Thực hiện
 _G/v : Chia lớp thành 4 nhóm
 + Nhóm 1: Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của của nhận thức? lấy ví dụ chứng minh?
 + Nhóm 2: Thực tiễn lad động lực của nhận thức? ví dụ
+ Nhóm 3: Thực tiễn là mục đích của nhận thức? lấy ví dụ chứng minh
+Nhóm 4: Thực tiễn là chuẩn mực kiểm tra chân lý? Lấy ví dụ chững minh
_ H/s: Thảo luận
_H/s: Cử đại diện trình bày
 Ghi lên bảng hoặc giấy Ao
_H/s: Cả lớp trao đổi
_G/v: Nhận xét
 + Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: con người muốn sống phải sản xuất và nhận thức thế giới xung quanh mình, và nhận thức đó đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn một cách trực tiếp và giãn tiếp
 Ví dụ : Ông cha ta thường có câu:
“ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”
“ Chuồn chuồn bay cao thì nắng, bay thấp thì mưa bay vừa thì râm”
 Để sản xuất thì người nông dân luôn phải quan sát thế giới xung quanh, việc đó đem lại cho những người nông dân những hiểu biết, những kinh nghiệm nhằm giúp cho công việc của họ trở nên hiệu quả. Những hiểu biết đó đều bắt nguồn từ quá trình sản xuất nông nghiệp của họ. Và đó là những hoạt động của thực tiễn của con người.Thực tiễn đã cung cấp những kinh nghiệm trực tiếp giúp cho quá trình nhận thức diễn ra do vậy mà thực tiễn là cơ sở của nhận thức 
 Ví dụ: Hay từ việc đo đạc ruộng đất ở chế độ chiếm hưu nô lệ và nó là cơ sở cho sự ra đời của đạo luật pitago va talet
 + Nhóm 2: thực tiễn là động lực của nhận thức 
 Thực tiễn vận động và phát triển luôn đặt ra yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển
 Ví dụ: Vấn đề môi trường hiện nay, đang bị ô nhiễm ngày càng cao, một yêu cầu thực tiễn đặt ra và phải làm thể nào tìm ra biện pháp giảm ô nhiễm môi trường
 Do đó thực tiễn là động lực của nhận thức để nhận thức phát triển
+ Nhóm 3: Thực tiễn la mục đích của nhận thức
 Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được áp dụng vào thực tiễn, Mục đích cuối cùng la nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người
 Ví dụ 1: Trước đây con người dung bàn tính bằng gỗ, tính toán chậm . Nhưng sau này con người đã phát minh ra máy tính giúp con người tính toán nhanh hơn, với số lượng lớn hơn
 Ví dụ: trước kia trong sản xuất nông nghiệp thì sử dụng sức trâu và sức người, nên mất nhiều thời gian, sức lực cho con ngươi sau này đã sang tạo ra máy cày để giúp giảm thời gian và sức lực, mang lại hiệu quả cao
+ Nhóm 4: Nhận thức là tiêu chuẩn của chân lý
 Nhận thức được và rút ra từ thực tiễn những nhận thức lại diễn ra từng người từng người cụ thể với điều kiện chủ quan và khach quan, Do đó mà tri thức của con người có thể đúng hoặc sai khi xem xét
 Vậy phải đem tri thức đó ra kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn mới có thể đánh giá được
 Ví dụ: Để trở thành một bác sĩ giỏi có trình độ chuyên môn cao, thì không học ở sách vở, mà còn phải học ở bạn bè, thực tiễn thực tế..
 Nếu như học mà không thực hành, không làm theo thì không có ý nghĩa
 Ví dụ: Hay như một người nào đó bảo bạn A này tốt. Nhưng chúng ta không thể khẳng định được, mà phải xem hành động của bạn A, cách ứng xử trong cuộc sống hang ngày thì ta mới biết được
_ G/v : kết luận
_G/v : Vì vậy trong quá trình học tập rèn luyện cần tránh lý thuyết xuông
3, Đơn vị kiến thức 3: Vai trò của thực tiễn với nhận thức
_ Vai trò của thực tiễn: là cơ sở, động lực, là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn kiểm cha chân lý của nhận thức.
4, Củng cố
 Giáo viên yêu cầu:
 + so sánh sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính và lý thuyết lý tính
 +Làm bài tập 2( SGK- T44)
 + Trong hoạt động sau hoạt động nào không phải là hoạt động thực tiễn? vì sao?
 Chị B đang cấy lúa
 Mèo đang bắt chuột
 Ong đang xây tổ
 Bác thợ rèn đang rèn dao
5, Dặn dò
 _ Học bài cũ
 _Sưu tầm câu ca dao tục ngữ nói về nhận thức và thực tiễn
 _ Xem trước bài 

File đính kèm:

  • docbai7-gdcd10.doc
Bài giảng liên quan