Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 11 - Bài 7: Thực Tiễn Và Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là nhận thức ? Thế nào là thực tiễn ?
2. Kỹ năng
- Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu thực tế và khắc phục tình trạng chỉ học lý thuyết mà không thực hành, luôn vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
n tích. - Hãy nêu quan niệm của Triết học duy vật biện chứng về nhận thức ? Nhận thức trải qua mấy giai đoạn nào ? + HS trả lời. + GV : nhận xét và kết luận : è GV chuyển ý: Sự vật, hiện tượng trong thế giới phong phú, đa dạng, muôn hình, muôn vẽ. Do đó, quá trình nhận thức của con người diễn ra cũng phong phú và rất phức tạp. * Thảo luận nhóm : chia lớp làm 2 nhóm. - Nhóm 1, 3 : Hãy quan sát và cho biết các đặc điểm bên ngoài của quả cam ? Nhờ vào đâu mà chúng ta có thể nêu được những đặc điểm trên ? Tiếp tục tìm hiểu về quả cam, hãy cho biết một số thuộc tính bên trong của quả cam ? Nhờ vào đâu mà chúng ta có thể nêu lên được những thuộc tính bên trong ấy ? - Nhóm 2, 4 : Hãy quan sát và cho biết các đặc điểm bên ngoài của thanh sắt ? Nhờ vào đâu mà chúng ta có thể nêu được những đặc điểm trên ? Tiếp tục tìm hiểu về quả cam, hãy cho biết một số thuộc tính bên trong của thanh sắt ? Nhờ vào đâu mà chúng ta có thể nêu lên được những thuộc tính bên trong ấy ? + Các nhóm cử đại diện trình bày. + GV nhận xét. - Thế nào là nhận thức cảm tính ? Nhận thức lý tính ? + HS trả lời. + GV kết luận : è Hoạt động 2 : Đàm thoại kết hợp nêu vấn đề. * Mục tiêu : HS nắm được ưu điểm và nhược điểm của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. * Cách thực hiện : - Hai gđ nhận thức cảm tính và lý tính có ưu, nhược điểm gì ? + HS trả lời. + GV nhận xét và kết luận : Nhận thức cảm tính: + Ưu: trực tiếp, xác thật. + Nhược: Hời hợt, bề ngoài. Nhận thức lý tính: + Ưu : Đi sâu tìm ra bản chất. + Nhược: Gián tiếp, có thể xa rời thực tế. - Nhận thức là gì ? + HS trả lời. + GV nhận xét và kết luận : è GV giảng: Giai đoạn cảm tính làm cơ sở cho giai đoạn nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính phản ánh sự vật một cách gián tiếp, nhưng sâu sắc hơn, đúng đắn và toàn diện hơn. Nó phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng. Nhờ đó, con người từng bước hiểu thế giơí khách quan. 1. Thế nào là nhận thức? * Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn : nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. - Nhận thức cảm tính : là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng. - Nhận thức lý tính : là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như : phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. - Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng. 4. Củng cố : ï Thế nào là nhận thức ? Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. ï Dựa trên cơ sở nào mà cha ông ta đã đúc rút kinh nghiệm thành câu tục tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. (Gợi ý trả lời: Thực tiễn tạo cơ sở , kiểm nghiệm sự đúng đắn) 5. Dặn dò : Học bài và xem trước phần còn lại của bài 7. Tiết 12 - Bài 7 THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (tt) I/ Mơc tiªu bµi häc : 1. KiÕn thøc : Hiểu được : - Thực tiễn là gì ? - Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức ? 2. Kü n¨ng : - Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. 3. Th¸i ®é : - Có ý thức tìm hiểu thực tế và khắc phục tình trạng chỉ học lý thuyết mà không thực hành, luôn vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. II/ Thiết bị vµ ph¬ng tiƯn d¹y häc : - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu. III/ Phương pháp dạy học : Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan. IV/ Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Câu 1 : Nhận thức là gì ? Thế nào là nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính ? Câu 2 : Nêu những ưu, nhược điểm của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ? 3. Dạy bài mới : Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp. Nhưng thực tiễn là gì ? Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức ? Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh Néi dung cÇn ®¹t Ho¹t ®éng 1 : Đàm thoại kết hợp diễn giảng. * Mơc tiªu: HS nắm được khái niệm thực tiễn. * C¸ch thực hiện : - Em hãy nêu 3 ví dụ về lĩnh vực hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học ? Những hoạt động này gọi chung là gì ? + HS trả lời: + GV : nhận xét. - Em hiểu thực tiễn là gì ? Hoạt động thực tiễn bao gồm những hình thức cơ bản nào ? + HS trả lời. + GV nhận xét và kết luận. è - Vì sao nói hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất? + HS trả lời. + GV kết luận : Vì nó quyết định các hđ khác, và xét đến cùng, các hoạt động khác đều hướng tới phục vụ hoạt động cơ bản này. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm kết hợp diễn giảng. * Mục tiêu : HS nắm được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. * Cách thực hiện : - Chia lớp thành 4 nhóm. Lần lượt các nhóm tìm hiểu vai trò của thực tiễn và lấy ví dụ minh họa. + Nhóm 1 : Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức? Nêu ví dụ để chứng minh. + Nhóm 2 : Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? Nêu ví dụ để chứng minh. + Nhóm 3 : Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? Nêu ví dụ để chứng minh. + Nhóm 4 : Vì sao nói thực tiễn là tiêu chuẫn của chân lý? Nêu ví dụ để chứng minh. * Thảo luận trong vòng 5 phút sau đó từng nhóm cử đại diện trình bày. GV : nhận xét và kết luận è à VD thực tiễn là cơ sở của nhận thức : Nghiên cứu mủ cao su ® đặc điểm đông đặc, dẻo ® sản xuất hàng hóa. Nghiên cứu sự phát triển cây trồng ® cây cần nước, phân, giống.. ® để tăng năng suất. Con người quan sát thời tiết từ đó có tri thức về thiên văn. GV bổ sung: Thực tiễn cung cấp những công cụ kỹ thuật để hỗ trợ các giác quan, thúc đẩy nhận thức phát triển : Kính thiên văn phát hiện các tinh tú trong vũ trụ, kính hiển vi phát hiện vi trùng, phân tích cấu trúc vi mô của nguyên tử. Máy tính nối mạng Internet ® cho phép con người ngồi tại chỗ nhưng có thể hiểu biết mọi lĩnh vực của cuộc sống của thế giới à VD thực tiễn là động lực của nhận thức : Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Nhật ® chết chóc nhiều, mất mát lớn ® thế giới đặt ra yêu cầu : không chạy đua vũ trang. Nền sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có sự tính toán các con số lớn một cách chính xác, nhanh chóng, khoa học ® nhận thức phát triển đến mức phải tạo ra những chiếc máy tính điện tử, máy vi tính...Thực dân Pháp bóc lột dân ta một cách dã man. Hàng triệu con người Việt Nam ta lúc bấy giờ bị chết đói. Thực tế đó đặt ra nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. à VD thực tiễn là mục đích của nhận thức : Hiểu những quy luật hoạt động của rừng cây ® tránh phá rừng, phải trồng cây; hiểu sự hoạt động của điện ® biết cách sử dụng điện. Bác nói : “Học phải đi đôi với hành, học để hành”. à VD thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý : Thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình quả đất trên vệ tinh ® chứng minh nhận thức quả đất hình cầu là đúng. - Giáo dục học sinh : rút ra bài học gì cho bản thân sau khi tìm hiểu xong nội dung bài học ? + HS trả lời. + GV : “Học phải đi đôi với hành”, “Lý luận phải đi đôi với thực tiễn”. GV kết luận toàn bài : Con người có thể nhận thức thế giới chung quanh dưới hai trình độ: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhờ đó, con người từng bước hiểu được các quy luật trong thế giới khách quan. Kết quả quá trình nhận thức là các tri thức. Sự phù hợp giữa tri thức và tồn tại khách quan là chân lý. Sự phù hợp này do thực tiễn xác định. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. 2. Thực tiễn là gì? Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. * Có ba hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản: + Hoạt động sản xuất vật chất. + Hoạt động chính trị-xã hội. + Hoạt động thực nghiệm khoa học. 3.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. b. Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức phát triển. c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Chỉ có đem những tri thức kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm. 4. Củng cố : ï Thế nào là thực tiễn ? ï Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 5. Dặn dò : Học bài và xem trước bài 8.
File đính kèm:
- Bai 7( t11,12 ).doc