Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 19 - Bài 9: Con Người Là Chủ Thể Của Lịch Sử Và Là Mục Tiêu Phát Triển Của Xã Hội

I/ Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

- Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử.

2. Kỹ năng

 Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội là do con người tạo ra.

 3. Thái độ

Đồng tình và tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của đất nước, nhân loại.

doc4 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 19 - Bài 9: Con Người Là Chủ Thể Của Lịch Sử Và Là Mục Tiêu Phát Triển Của Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 19 - Bài 9 
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ 
VÀ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
- Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử.
2. Kü n¨ng : 
	Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội là do con người tạo ra.
 3. Th¸i ®é : 
Đồng tình và tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của đất nước, nhân loại.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	Nhắc nhở học sinh về thái độ học tập. Do tiết trước thực hiện tiết ngoại khóa nên không kiểm tra bài cũ.
 3. Dạy bài mới : 
	GV có thể hỏi HS để tạo tình huống có vấn đề:
 - Qua thực tế cuộc sống và kiến thức đã học, em thấy con người có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử?
 - Vấn đề phát triển con người đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm như thế nào?
 Để hiểu rõ điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 9.
 Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Ho¹t ®éng 1 : Đàm thoại, kết hợp diễn giảng.
 * Mơc tiªu: HS tìm hiểu : Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình:
* C¸ch thực hiện : 
GV cho HS đọc thông tin “ Vai trò của công cụ lao động đối với sự phát triển của lịch sử” (Tư liệu tham khảo cuối bài - Sách GV).
GV nêu các câu hỏi:
ïNgười tối cổ, Người tinh khôn đã biết tạo ra và sử dụng những công cụ lao động nào? 
+ HS trả lời.
ïNhững công cụ lao động có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội?
+ HS trả lời.
GV kết luận: è
Hoạt động 2 : Đàm thoại kết hợp nêu vấn đề.
* Mục tiêu : HS tìm hiểu : Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
* Cách thực hiện :
GV nêu các câu hỏi:
ïVì sao nói con người là chủ nhân các giá trị vật chất của xã hội? Em hãy nêu vài ví dụ để chứng minh.
+ HS trả lời
ï Tại sao nói con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội? Em hãy nêu vài ví dụ để chứng minh.
+ HS trả lời
GV kết luận: è
Hoạt động 3 : Đàm thoại.
* Mục tiêu : HS nắm được Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội .
* Cách thực hiện :
GV nêu các câu hỏi:
ïTại sao con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội?
+ HS trả lời
ï Em hãy nêu các hình thức đấu tranh trong xã hội mà em biết ?
+ HS trả lời
ïTại sao nói đấu tranh giai cấp là một động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội?
+ HS trả lời
+ GV : nhận xét và kết luận è
Kết luận chung:
 Lịch sử xã hội được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động. Lịch sử phát triển của xã hội từ chế độ công xã nguyên thuỷ đến nay là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất, mà trong đó con người là lực lượng chính. Vì vậy, khi nói con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử, có nghĩa là con người phải tôn trọng quy luật khách quan, biết vận dụng quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn của mình.
1. Con người là chủ thể của lịch sử: 
a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình:
 Nhờ biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, con người đã tự tách mình khỏi ra khỏi thế giới loài vật chuyển sang thế giới loài người,và lịch sử xã hội cũng bắt đầu.
b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội :
 - Con người phải lao động tạo ra của cải vật chất để đảm bảo sự tồn tại và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Con người còn tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội: các phát minh khoa học và những sáng tạo nghệ thuật
c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội:
 Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Mọi sự biến đổi xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người thực hiện.
	4. Củng cố :
+ Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình:
+ Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội :
+ Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội:
	5. Dặn dò : Học bài và xem trước phần còn lại của bài 9.
Tiết 20 - Bài 9 
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ 
VÀ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI (tt)
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
- Nhận biết được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, sự phát triển của xã hội phải vì hạnh phúc của con người.
2. Kü n¨ng : 
	Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội là do con người tạo ra.
 3. Th¸i ®é : 
Đồng tình và tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của đất nước, nhân loại.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	Câu 1 : Vì sao nói : Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình ? Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội ?
	Câu 2 : Vì sao nói : Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội ?
 3. Dạy bài mới : 
	Chúng ta đã tìm hiểu về vai trò to lớn của con người đối với sự phát triển của xã hội.Mọi sự biến đổi của xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều là do con người thực hiện. Vậy khi xã hội đã có những biến đổi thì sự biến đổi đó phải nhằm mục tiêu gì ?
 Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Ho¹t ®éng 1 : Đàm thoại, kết hợp diễn giảng.
 * Mơc tiªu: HS tìm hiểu : Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
* C¸ch thực hiện : 
GV đặt các câu hỏi: 
+ Hình tượng Prômêtê (thần thoại HyLạp) lấy cắp lửa của trời cho loài người; hình tượng Đam San (“Trường ca Đam San” của dân tộc Ê đê Việt Nam) đi bắt nữ thần mặt trời về làm vợ, phản ánh khát vọng gì của con người ngay từ thời còn mông muội ? 
+ Hiện nay, trên thế giới có những vấn đề gì tác động tiêu cực đến sự phát triển của con người ?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng đó ?
+ Theo em, vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội ?
+ HS trả lời.
GV : nhận xét và kết luận è
Hoạt động 2 : Đàm thoại kết hợp nêu vấn đề.
	* Mục tiêu : HS tìm hiểu : Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người.
* Cách thực hiện :
GV giảng : Xã hội loài người đã trải qua 5 chế độ. Từ những đặc trưng của các chế độ nêu lên mặt ưu việt của CNXH: sự thống nhất giữa văn minh với nhân đạo, con người tự do, hạnh phúc, được phát huy quyền làm chủ
 Các nước XHCN trên thế giới hiện nay, tuy gặp khó khăn, nhưng đã tìm ra con đường phát triển thích hợp và đang thu nhiều thành tựu.
 GV đặt các câu hỏi:
ïNhững thành tựu hiện nay của CNXH trên thế giới mà em biết ( điển hình là Trung Quốc) ?
ïNhững thành tựu của CNXH ở Việt Nam?
ïCho các ví dụ chứng minh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với mục tiêu phát triển con người ?
ï CNTB đang còn sức phát triển, nhưng chứa đựng nhiều mâu thuẫn gay gắt không thể tự giải quyết được. Đó là những mâu thuẫn gì ?
+ HS trả lời.
GV kết luận: è
2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội: 
 a. Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội:
 - Từ khi xuất hiện đến nay, con người luôn khao khát được sống tự do, hạnh phúc. Song, thực tế vẫn tồn tại những bất công, cả những yếu đe dọa tính mạng của con người. Vì vậy, con người đã không ngừng đấu tranh vì sự tồn tại và phát triển của mình.
- Con người là chủ thể của lịch sử nên cần phải được tôn trọng và bảo đảm các quyền chính đáng của mình., phải là mục tiêu phát triển của xã hội.
b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người:
 - Xã hội loài người đã trải qua năm chế độ xã hội nhưng chỉ có CNXH mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội.
- Xây dựng một xã hội theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, môi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là mục tiêu cao cả của CNXH ở nước ta.
	4. Củng cố :
+ Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội ?
+ Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người.
	5. Dặn dò : Học bài và xem trước nội dung của bài 10.

File đính kèm:

  • docBai 9( t19,20 ).doc