Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 32 - Bài 16: Tự Hoàn Thiện Bản Thân

I/ Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức :

- Hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân.

- Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.

2. Kỹ năng :

- Biết tự nhận thức bản thân trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu đạo đức xã hội.

 - Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

 3. Thái độ :

- Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân.

- Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân; đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 32 - Bài 16: Tự Hoàn Thiện Bản Thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 32 - Bài 16
TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
- Hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
- Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
2. Kü n¨ng : 
- Biết tự nhận thức bản thân trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu đạo đức xã hội.
 - Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
 3. Th¸i ®é : 
- Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân.
- Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân; đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người khác.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1 : Môi trường bao gồm những yếu tố nào ? Thực trạng môi trường hiện nay ? trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ môi trường ?
 Câu 2 : Thế nào là bùng nổ dân số ? Trách nhiệm của HS trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số ?
 Câu 3 : Nêu những dịch bệnh hiểm nghèo ? Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo ? 
3. Dạy bài mới : 
 Con người ai cũng muốn sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để làm được như vậy, mỗi người cần phải biết tự hoàn thiện bản thân. è
 Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
HĐ 1 : Đàm thoại, kết hợp diễn giảng. Tích hợp SKSS : Vị thành niên
 * Mục tiêu: HS tìm hiểu : Thế nào là sự tự nhận thức về bản thân?
* Cách thực hiện : 
GV tổ chức cho HS làm BT tự nhận thức về bản thân :
1) Người mà em yêu quý nhất ? 
2) Điều q trọng nhất mà em mong ước và đạt được trong cuộc đời? 
3) Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình ?
4) Môn học mà em khá nhất? Vài sở thích của em?
5) Một năng khiếu sở trường của em?	
6) Những điểm em thấy hài lòng về mình?
7) ) Những điểm em thấy mình còn hạn chế?
GV cho HS chia sẻ kết quả tự nhận thức về bản thân với các bạn.
ïGV đặt các câu hỏi: Em hãy so sánh xem những đặc tính của mình với bạn: Giống ở những điểm nào? Khác ở những điểm nào? Vì sao có sự giống nhau và khác nhau đó?
ï Có ai chỉ toàn ưu điểm hoặc chỉ toàn nhược điểm không?
ïSau khi đã nhận thức đúng về bản thân, để được tiến bộ hơn, mỗi người cần phải làm gì?
+ HS trả lời.
+ GV : nhận xét.
ï Thế nào là tự nhận thức về bản thân ? è
ï Vì sao cần phải biết nhận thức đúng về bản thân ? Việc nhận thức đúng về bản thân có dễ dàng không?
+ HS trả lời.
GV kết luận: Tự nhận thức về bản thân là khả năng tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân. Tự nhận thức về bản thân không phải là điều dễ dàng: có những người thường đánh giá quá cao về mình, có những người lại mặc cảm, tự ti về khả năng của bản thân.
 Để phát triển tốt hơn, mỗi người cần phải biết phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
HĐ 2 : Đàm thoại kết hợp nêu Vđề. Tích hợp SKSS : Vị thành niên.
	* Mục tiêu : HS tìm hiểu : Sự tự hoàn thiện về bản thân.	
	* Cách thực hiện :
GV gọi một HS đọc diễn cảm tư liệu về ông Đê-mốt-xten và ông Phranh-clin ở trang 115 và tư liệu về ông Cao Bá Quát trang 117 – SGK.
ï GV đặt các câu hỏi: Em rút ra những bài học gì về các nhân vật trong các tư liệu trên?
ï Em hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân ? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?
+ HS trả lời.
+ GV : kết luận.
HĐ 3 : Đàm thoại kết hợp nêu vấn đề. 
	* Mục tiêu : HS tìm hiểu : Tự hoàn thiện về bản thân NTN ?
	* Cách thực hiện :
ï GV hỏi: Em hãy liệt kê những yêu cầu đạo đức đối với người công dân trong giai đoạn hiện nay?
+ HS trả lời.
+ GV : Yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, nhân nghĩa, khoan dung, khiêm tốn, giản dị, năng động, hoà nhập, hợp tác,
ïGV hỏi: Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải làm gì ? ïTìm những tấm gương tự hoàn thiện bản thân mà em biết ? 
+ HS trả lời.
+ GV : nhận xét
ï Những câu tục ngữ, danh ngôn, đoạn thơ nào nói lên việc tự hoàn thiện bản thân?
+ HS trả lời.
+ GV : Đó là : + Có chí thì nên. + Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
+ Thiên tài chẳng qua là một sự nhẫn nại lâu dài. (A.Đơvi-ghi) 
+ Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, 
 Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên. ( HCM )
ï GV kết luận toàn bài: Tự nhận thức bản thân, tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của mọi người nói chung và HS nói riêng, là chuẩn mực đạo đức của xã hội giúp cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
1. Thế nào là sự tự nhận thức về bản thân?
	Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếucủa bản thân.
2. Tự hoàn thiện bản thân :
 a. Thế nào là tự hoàn thiện thân?
 Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tiến bộ hơn.
 b. Vì sao phải tự hoàn thiện thân?
 Mỗi người đều có những điểm mạnh và những hạn chế riêng; mặt khác xã hội luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn. Vì vậy, phải hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội.
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
 - Tự nhận thức đúng về những điểm mạnh, yếu của mình.
 - Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.
 - Xác định các biện pháp cần thực hiện.
 - Xác định nhưng người hỗ trợ.
 - Quyết tâm thực hiện.
	4. Củng cố :
ï Thế nào là tự hoàn thiện bản thân ?
ï Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân ?
ï Làm thế nào để tự hoàn thiện bản thân ? 
	5. Dặn dò : 
	+ Học bài cũ. 
	+ Xem trước nội dung về môi trường tiết tới ngoại khóa chủ đề môi trường.	

File đính kèm:

  • docBai 16 (t 32).doc