Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 11 - Bài 7: Thực Tiễn Và Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức

I_ Mục tiêu:

1/ Về kiến thức: HS cần nắm

● Thế nào là nhận thức? Các giai đoạn của nhận thức.

● Thế nào là thực tiễn?

2/ Về kỹ năng:

- Hiểu và phân biệt được hai giai đoạn của nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

- Hiểu và cho được ví dụ về các dạng hoạt động thực tiễn.

3/ Về thái độ:

Có cái nhìn đúng đắn về hoạt động nhận thức, đó không phải là hoạt động thần bí mà nó bắt nguồn từ thực tiễn.

II_ Tài liệu và phương tiện:

Sách giáo viên, sách giáo khoa, bài tập, ca dao tục ngữ, tranh ảnh, vật thực nghiệm.

III_ Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: không

2. Giới thiệu bài mới:

 GV cho HS giải thích câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận: con người luôn luôn mong muốn nâng cao nhận thức của mình, khám phá các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Để làm được việc đó phải xuất phát từ thực tiễn. Hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản gắn liền với con người. Vậy thực tiễn là gì và vai trò của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn.

3. Dạy bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 11 - Bài 7: Thực Tiễn Và Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 11: Ngày soạn: 10/10/2010.
Bài 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
I_ Mục tiêu:
1/ Về kiến thức: HS cần nắm
Thế nào là nhận thức? Các giai đoạn của nhận thức.
Thế nào là thực tiễn?
2/ Về kỹ năng:
- Hiểu và phân biệt được hai giai đoạn của nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Hiểu và cho được ví dụ về các dạng hoạt động thực tiễn.
3/ Về thái độ:
Có cái nhìn đúng đắn về hoạt động nhận thức, đó không phải là hoạt động thần bí mà nó bắt nguồn từ thực tiễn.
II_ Tài liệu và phương tiện:
Sách giáo viên, sách giáo khoa, bài tập, ca dao tục ngữ, tranh ảnh, vật thực nghiệm.
III_ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: không
2. Giới thiệu bài mới:
 GV cho HS giải thích câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận: con người luôn luôn mong muốn nâng cao nhận thức của mình, khám phá các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Để làm được việc đó phải xuất phát từ thực tiễn. Hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản gắn liền với con người. Vậy thực tiễn là gì và vai trò của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
Gv phát vấn học sinh: để cải tạo thế giới, con người phải có tri thức. Để có tri thức, con người phải tiến hành hoạt động nhận thức. Từ trước đến nay đã có những quan niệm nào về nhận thức? Em đồng ý với quan niệm nào?
Hs trả lời, lớp bổ sung.
Gv nhận xét và kết luận:
Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn và là một quá trình phức tạp, gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Gv cho HS quan sát và thảo luận chung các vật: cam, thước, chuối, muối. (4 nhóm thảo luận và trình bày)
- Những vật trên có đặc điểm gì?
- Nhờ đâu chúng ta biết được những đặc điểm đó?
Đại diện các nhóm lên trình bày:
Lớp nhận xét và bổ sung.
Gv chốt ý: nhận thức đầu tiên của con người về sự vật là nhờ vào hoạt động của các giác quan cho ta biết những đặc điểm bên ngoài của chúng. Quá trình nhận thức này gọi là gì? → 
Gv: Nhận thức cảm tính có cho ta biết bản chất và đặc điểm bên trong sự vật không?
Giai đoạn nhận thức tiếp theo dựa trên cơ sở nào?
Cần các thao tác tư duy nào?
Giai đoạn nhận thức này gọi là gì?
Hs trả lời và bổ sung.
Gv kết luận: →
Gv: Nhận thức lý tính cho chúng ta biết những thuộc tính nào của các sự vật trên?
Gv: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có đặc điểm chung gì, liên hệ gì với nhau?
Hs trả lời và bổ sung.
Gv chốt ý: chúng đều bắt nguồn từ thực tiễn, NTCT là cơ sở của NTLT, là 2 giai đoạn của 1 quá trình nhận thức. Nhận thức là gì? →
Hoạt động 2:
Gv cho HS xem về các bức tranh hoạt động thực tiễn của con người và phát vấn:
Những hoạt động trên là hoạt động gì?
Ý nghĩa của những hoạt động đó đối với con người và xã hội?
Hoạt động nào là cơ bản nhất? vì sao?
Thực tiễn là gì?
Các hình thức cơ bản của thực tiễn?
Hs trả lời, lớp bổ sung.
Gv chốt ý: các hoạt động trên là hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và phong phú. Có 3 hình thức cơ bản: - Sản xuất vật chất
Chính trị xã hội
Thực nghiệm khoa học
Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất. →
Gv: yêu cầu HS cho thêm ví dụ ở các hình thức cơ bản của thực tiễn.
Hs cho ví dụ: Lao động sản xuất: cơm an, áo mặc, phương tiện
Chính trị xã hội: đấu tranh giai cấp, nhà nước, chính phủ
Thực nghiệm khoa học: thí nghiệm, y học, giống
Thế nào là nhận thức?
- 2 giai đoạn của nhận thức:
+ Nhận thức cảm tính: là nhận thức do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đối với SVHT → NT những đặc điểm bên ngoài.
+ Nhận thức lý tính: là giai đoạn NT tiếp theo dựa trên tài liệu NT cảm tính đem lại nhờ các thao tác của tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa→ bản chất, quy luật của SVHT.
- Nhận thức: là quá trình phản ánh SVHT của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
2. Thực tiễn là gì? 
Thực tiễn: là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Hoạt động sản xuất vật chất
- Hoạt động chính trị xã hội.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học.
4. Củng cố và luyện tập: 
Gv lập bảng so sánh 2 giai đoạn nhận thức:
Giai đoạn
Nhận thức cảm tính
Nhận thức lý tính
Là giai đoạn NT
Ban đầu, thấp
Sau, cao hơn
NT bằng con đường
Trực tiếp
Gián tiếp
Giúp con người biết được
Đặc điểm bên ngoài của SVHT
Bản chất, thuộc tính bên trong của SVHT
5. Hoạt động tiếp nối:
Học bài cũ, chuẩn bị phương tiện cho tiết sau (bút lông và giấy khổ to)
IV_ Gợi ý, kiểm tra và đánh giá:
Nhận thức là gì? 2 giai đoạn của nhận thức?
Thực tiễn? các hình thức cơ bản của nhận thức? ví dụ.

File đính kèm:

  • docTiet 11.GDCD10(2).doc
Bài giảng liên quan