Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 15 - Bài 8: Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội (tiếp)

I_ Mục tiêu:

1/ Về kiến thức: HS cần nắm:

_ Ý thức xã hội là gì? Gồm có mấy cấp độ.

_ Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

2/ Về kỹ năng:

_ Hs phân biệt được hai cấp độ của ý thức xã hội. Từ đó ứng dụng vào trong cuộc sống, tránh được những sai lầm.

_ Nhận ra tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội cũng như sự tác động trở lại của ý thức xã hội. Từ đó hình thành cho mình thái độ đúng đắn trong cuộc sống.

3/ Về thái độ:

_ Ủng hộ các tư tưởng tiến bộ, phê phán các tư tưởng lạc hậu, trái với truyền thống đạo đức và pháp luật.

_ Là một học sinh, cần phải sống và làm việc theo kỷ cương và pháp luật.

II_ Tài liệu và phương tiện:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, biểu đồ

III_ Tiến trình dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ:

_ Vẽ sơ đồ phương thức sản xuất.

_ Phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

2/ Giới thiệu bài mới:

 Bên cạnh đời sống vật chất, mỗi cá nhân, mỗi xã hội còn có đời sống về mặt tinh thần. Mỗi người đều có quan điểm, quan niệm riêng → ý thức cá nhân; những người trong 1 giai cấp lại có quan niệm, quan điểm chung → ý thức giai cấp. Tất cả những quan niệm, quan điểm, hiện tượng tình cảm, tâm lí, quan điểm về chính trị, pháp quyền, nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo được gọi là ý thức xã hội. Tiết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm này và làm rõ mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội.

3/ Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 15 - Bài 8: Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 15: Ngày soạn: 10/11/2010.
Bài 8: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI (TT)
I_ Mục tiêu:
1/ Về kiến thức: HS cần nắm:
_ Ý thức xã hội là gì? Gồm có mấy cấp độ.
_ Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
2/ Về kỹ năng:
_ Hs phân biệt được hai cấp độ của ý thức xã hội. Từ đó ứng dụng vào trong cuộc sống, tránh được những sai lầm.
_ Nhận ra tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội cũng như sự tác động trở lại của ý thức xã hội. Từ đó hình thành cho mình thái độ đúng đắn trong cuộc sống.
3/ Về thái độ:
_ Ủng hộ các tư tưởng tiến bộ, phê phán các tư tưởng lạc hậu, trái với truyền thống đạo đức và pháp luật.
_ Là một học sinh, cần phải sống và làm việc theo kỷ cương và pháp luật.
II_ Tài liệu và phương tiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, biểu đồ
III_ Tiến trình dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
_ Vẽ sơ đồ phương thức sản xuất.
_ Phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
2/ Giới thiệu bài mới:
 Bên cạnh đời sống vật chất, mỗi cá nhân, mỗi xã hội còn có đời sống về mặt tinh thần. Mỗi người đều có quan điểm, quan niệm riêng → ý thức cá nhân; những người trong 1 giai cấp lại có quan niệm, quan điểm chung → ý thức giai cấp. Tất cả những quan niệm, quan điểm, hiện tượng tình cảm, tâm lí, quan điểm về chính trị, pháp quyền, nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo  được gọi là ý thức xã hội. Tiết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm này và làm rõ mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội.
3/ Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Hoạt động 1:
Gv: yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm vật chất và ý thức.
Gv giải thích: 
Mỗi người có quan niệm, quan điểm riêng → ý thức cá nhân.
Những người trong 1 giai cấp có quan điểm chung → ý thức giai cấp
Toàn bộ quan điểm, quan niệm của XH → ý thức XH.
Gv: Ý thức XH là gì?
_ Thuộc tính cơ bản của ý thức XH?
_ Điều kiện xuất hiện ý thức XH?
Hs phát biểu ý kiến
Gv chốt ý: →
Hoạt động 2:
Gv: Ý thức XH có mấy cấp độ? Liệt kê?
Gv: cho Hs thảo luận nhóm
Nhóm 1: tâm lí xã hội là gì? Cho ví dụ.
Nhóm 2: hệ tư tưởng là gì? Cho ví dụ.
Nhóm 3: trong 2 cấp độ đó, cấp độ nào sâu sắc hơn? Vì sao? Ví dụ.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Lớp bổ sung
Gv chốt ý, hướng dẫn Hs lập bảng so sánh giữa hai cấp độ của ý thức. →
Gv: hệ tư tưởng phản ánh tồn tại XH một cách sâu sắc, vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội , quy luật vận động của XH.
Trong thời đại ngày nay, hệ tư tưởng tiến bộ nhất là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.
Hoạt động 3:
Gv: yêu cầu Hs đọc 2 ý kiến trong Sgk/50 và cho biết em đồng ý với ý kiến nào?
Lớp trao đổi bổ sung
Gv chốt ý: theo triết học Mác-Lênin, sản xuất vật chất là nền tảng để phát triển XH, ý thức Xh tác dụng trở lại đối với TTXH. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau thì có tư tưởng quan điểm khác nhau vì ý thức XH chỉ phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, những mối quan hệ kinh tế trong quá trình phát triển của lịch sử.
Gv: yêu cầu một Hs đọc nội dung trang 51 sgk “chúng ta biết  tốt đẹp hơn”
_ Xh loài người trải qua mấy chế độ?
_ Phân tích những điều kiện vật chất, quan hệ kinh tế làm sản sinh ý thức, tư tưởng trong các chế độ?
_ Rút ra kết luận về vai trò của tồn tại xã hội? cho thêm ví dụ thực tiễn.
Hs trình bày ý kiến
Lớp trao đổi, bổ sung.
Gv chốt ý: phong kiến VN: trung quân ái quốc → ngày nay: trung với Đảng với dân. →
Gv: lấy ví dụ chứng minh ý thức xã hội tiên tiến sẽ thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và ngược lại?
Hs thảo luận trả lời.
Gv tổng kết và chốt ý: ý thức Xh có tính độc lập tương đối và nó có tác động đến sự phát triển của tồn tại Xh. Ví dụ: ý thức dân số tốt → giảm tỉ lệ sinh. Tư tưởng bảo thủ, lạc hậu → sinh đẻ không kế hoạch. 
2/ Ý thức xã hội:
Ý thức xã hội:
Ý thức XH là cái phản ánh tồn tại XH, bao gồm toàn bộ những quan điểm, quan niệm của các cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí đến các quan điểm các học thuyết về chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học
b. Hai cấp độ của ý thức XH:
Các cấp độ
Nguồn gốc
Bản chất
Đặc điểm hình thành
Ví dụ
Tâm lí xã hội
Từ tồn tại xã hội
Toàn bộ thói quen, tâm trạng, tình cảm của con người.
Được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sinh sống hang ngày.
Tâm lí người Việt: nhân ái, vị tha.
Hệ tư tưởng
Từ tồn tại xã hội
Tòan bộ những quan niệm, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lí luận, học thuyết.
Hình thành 1 cách tự giác do các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định xây dựng nên → phản ánh, bảo vệ giai cấp của họ.
Hệ tư tưởng giai cấp CN VN trung thành với Đảng, bảo vệ và xây dựng tổ quốc
3/ Mối quan hệ giữa tồn tại XH và ý thức XH:
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:
Tồn tại XH có trước và quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội thay đổi → ý thức xã hội thay đổi theo.
b. Sự tác động trở lại của ý thức XH đối với TTXH:
ý thức xã hội phản ánh đúng đắn quy luật khách quan sẽ chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và ngược lại.
4/ Củng cố luyện tập:
Làm bài tập 4/ sgk.
5/ Hoạt động nối tiếp:
Học bài và chuẩn bị bài 9
IV_ Gợi ý, kiểm tra, đánh giá:
Làm bài tập 2, 3 sgk.

File đính kèm:

  • docTiet 15.GDCD10(2).doc