Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 22 - Bài 10: Quan Niệm Về Đạo Đức

1/ Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là đạo đức.

- Phân biệt sự giống và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán.

- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.

2/ Kỹ năng:

- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục tập quán.

3/ Thái độ:

- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống XH.

- Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức mới.

II/ NỘI DUNG:

- Trọng tâm của bài học sẽ giúp HS hiểu được khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống XH.

- GV cần truyền tải những KTCB ngắn gọn, chính xác có liên hệ TT cuộc sống.

III/ PHƯƠNG PHÁP:

- PP thuyết trình.

- PP giải quyết vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm điều tra liên hệ TT.

- HS nghiên cứu bằng đĩa hình VV.

IV/ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

- SGK GDCD 10, sách GV GDCD 10, thiết kế bài giảng, GDCD 10.

- Giấy khổ, bút dạ.

- Tranh ảnh liên quan nội dung bài học.

- Các bài thơ, bài hát, ca dao, câu chuyện tấm gương tình yêu quyê hương, đất nước.

- Tranh ảnh tình yêu XD bảo vệ quyê hương, đất nước.

V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Kiểm tra bài cũ: 2 HS. Câu hỏi sgk + BTTH.

2/ Giới thiệu bài mới:

 Trong đời sống hàng ngày, con người có rất nhiều mối quan hệ XH khác nhau. Mác “Con người là tổng hoà của các mối quan hệ XH”. Trong các mối quan hệ XH phức tạp đó, con người phải ứng sử, giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu lợi ích chung của XH. Trong trường hợp đó con người được xem là có đạo đức. Ngược lại 1 người nào đó chỉ nghĩ đến lợi ích của mình bất chấp lợi ích của người khác và của XH thì đó được coi là thiếu đạo đức. Để hiểu rõ hơn về đạo đức chúng ta cùng tìm hiểu bài 10. ” .”

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 7299 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 22 - Bài 10: Quan Niệm Về Đạo Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Phần ii 
 Công dân với đạo đức.
Tiết 22. Soạn ngày:
 Bài 10.
 Quan niệm về đạo đức.
i/ mục tiêu cần đạt được:
1/ Về kiến thức:
Hiểu được thế nào là đạo đức.
Phân biệt sự giống và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán.
Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2/ Kỹ năng:
Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục tập quán.
3/ Thái độ:
Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống XH.
Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức mới.
Ii/ nội dung:
Trọng tâm của bài học sẽ giúp HS hiểu được khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống XH.
GV cần truyền tải những KTCB ngắn gọn, chính xác có liên hệ TT cuộc sống.
Iii/ phương pháp:
PP thuyết trình.
PP giải quyết vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm điều tra liên hệ TT.
HS nghiên cứu bằng đĩa hìnhVV.
Iv/ tài liệu, phương tiện:
SGK GDCD 10, sách GV GDCD 10, thiết kế bài giảng, GDCD 10.
Giấy khổ, bút dạ.
Tranh ảnh liên quan nội dung bài học.
Các bài thơ, bài hát, ca dao, câu chuyện tấm gương tình yêu quyê hương, đất nước.
Tranh ảnh tình yêu XD bảo vệ quyê hương, đất nước.
V/ tiến trình dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 2 HS. Câu hỏi sgk + BTTH.
2/ giới thiệu bài mới:
 Trong đời sống hàng ngày, con người có rất nhiều mối quan hệ XH khác nhau. Mác “Con người là tổng hoà của các mối quan hệ XH”. Trong các mối quan hệ XH phức tạp đó, con người phải ứng sử, giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu lợi ích chung của XH. Trong trường hợp đó con người được xem là có đạo đức. Ngược lại 1 người nào đó chỉ nghĩ đến lợi ích của mình bất chấp lợi ích của người khác và của XH thì đó được coi là thiếu đạo đức. để hiểu rõ hơn về đạo đức chúng ta cùng tìm hiểu bài 10. ”.”
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Những nội dung KTCB cần đạt được
- GV đưa ra các tình huống:
(1) Giúp đỡ người già khi qua đường.
(2) Bạn A nhà nghèo, bố mẹ hay ốm đau, em đã động viên các bạn trong lớp giúp A.
? Tự điều chỉnh hành vi là việc tuỳ ý hay phải tuân theo?
? Điều chỉnh hành vi là bắt buộc hay tự giác? Hành vi đó có cần phù hợp với lợi ích của cộng đồng XH?
HS trả lời.
GV kết luận.
? Khái niệm đạo đức?
Cùng với sự vận động của lịch sử, các quy tắc chuẩn mực Đ Đ cũng biến đổi theo.
GV cho VD liên hệ TT.
Liên hệ nền đạo đức ở nước ta hiện nay.
? Gọi HS đọc sgk?
? Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức khác với sự điều chỉnh hành vi của pháp luật và phong tục tập quán.
GV cho HS trả lời.
Lập bảng so sánh.
Nội dung về phương thức điều chỉnh hành vi: Qua đạo đức, pháp luật, phong tục tập quán?
? Gọi HS đọc sgk?
? Vai trò của đạo đức đối với cá nhân? ở 1 số cá nhân đạo đức và tài năng cái nào hơn? Vì sao?
HS trả lời.
GV giải thích Kluận.
? Gọi HS đọc sgk?
? Vai trò của đạo đức đối với mỗi gia đình? Liên hệ TT.
? Hiện nay tình trạng trẻ em lạc vào tệ nạn XH có phải do đạo đức bị xuống cấp? XH cần phải làm gì?
? Theo em hạnh phúc gia đình có được nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng? Vì sao? Dẫn chứng cuộc sống TT?
? Gọi HS đọc sgk?
? Vai trò của đạo đức đối với XH? Liên hệ TT?
HS trả lời.
GV giải thích Kluận LHTT.
KL: XD, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn, không chỉ trong chiến lược XD và con người Việt nam hiện đại mà công cuộc XD nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1/ Quan niệm về đạo đức.
a/ Đạo đức là gì?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực XH mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của XH.
b/ Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người:
- Sự điều chỉnh của hành vi đạo đức mang tính tự nguyện, nếu con người không thực hiện sẽ bị dư luận XH lên án hoặc lương tâm cắn rứt VD.
- Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo thói quen, tục lệ nề nếp ổn định từ lâu đời VD.
2/ Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và XH.
a/ Đối với cá nhân.
Góp phần hoàn thiện nhân cách.
Có ý thức và năng lực, sống lương thiện, sống có ích.
GD lòng nhân ái, vị tha.
b/ Đối với gia đình:
Đạo đức là nền tảng của gia đình.
Tạo nên sự ổn định, phát triển vững chắc của gia đình.
Là nhân tố XD gia đình hợp pháp.
 Liên hệ TT.
c/ Đối với XH.
Đạo đức được coi là sức khoẻ của cơ thể sống.
XH sẽ bền vững nếu XH đó thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn mực XH.
XH sẽ mất ổn định nếu đạo đức XH bị xuống cấp.
4/ Phần củng cố:
Hệ thống những KTCB đã học.
Khắc sâu phần trọng tâm.
5/ Hoạt động nối tiếp:
Giáo dục ý thức cho HS trong việc điều chỉnh những hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu chuẩn mực đạo đức chung.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài.
6/ Gợi ý kiểm tra đánh giá.
Gọi HS làm bài tập (3) sgk tr 66+BT (4) tr 66.
Cho HS làm 1 số BTTH (trắc nghiệm).
7/ Tư liệu tham khảo.
Tư liệu trong sgk 10.
Tài liệu GDCD 10 (cũ).
Một số tục nghữ, ca dao.
Đạo đức học.
 ___________________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 22.doc
Bài giảng liên quan