Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 28+29 - Bài 13: Công Dân Với Cộng Đồng

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

 Trong bài này GV cần giúp HS hiểu được:

1/ Kiến thức:

- Biết được cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hoà nhập hợp tác.

- Nêu được các biểu hiện, đặc trưng của nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác.

- Hiểu được nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học.

2/ Về kỹ năng:

- Biết sống nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

3/ Thái độ:

 Giáo dục ý thức TT, thái độ yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.

II/ NỘI DUNG:

- Bài học đề cập tới yêu cầu đạo đức của công dân trong quan hệ với cộng đồng.

- Bài gồm 4 đơn vị kiến thức:

+ Cộng đồng, vai trò của cộng đồng đối với con người.

+ Nhân nghĩa.

+ Hoà nhập.

+ Hợp tác.

- Trọng tâm của bài: Nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác.

- Bài dạy chia 2 tiết:

+ Tiết 27: Đơn vị kiến thức 1+ 2 (a).

+ Tiết 28: Đơn vị kiến thức 2 (b+c).

III/ PHƯƠNG PHÁP:

- GV có thể sử dụng PP: Thảo luận nhóm, đàm thoại, liên hệ thực tiễn, dự án.

- Kết hợp hình thức làm việc cá nhân, theo nhóm, theo tổ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 9628 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 28+29 - Bài 13: Công Dân Với Cộng Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 28+29. Soạn ngày:
 BàI 13. CÔNG DÂN VớI CộNG Đồng.
i/ mục tiêu cần đạt được:
 Trong bài này GV cần giúp HS hiểu được:
1/ Kiến thức:
Biết được cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hoà nhập hợp tác.
Nêu được các biểu hiện, đặc trưng của nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác.
Hiểu được nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, trường học.
2/ Về kỹ năng:
Biết sống nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
3/ Thái độ:
 Giáo dục ý thức TT, thái độ yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.
Ii/ nội dung:
Bài học đề cập tới yêu cầu đạo đức của công dân trong quan hệ với cộng đồng.
Bài gồm 4 đơn vị kiến thức:
+ Cộng đồng, vai trò của cộng đồng đối với con người.
+ nhân nghĩa.
+ hoà nhập.
+ Hợp tác.
Trọng tâm của bài: Nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác.
Bài dạy chia 2 tiết:
+ Tiết 27: Đơn vị kiến thức 1+ 2 (a).
+ Tiết 28: Đơn vị kiến thức 2 (b+c).
Iii/ phương pháp:
GV có thể sử dụng PP: Thảo luận nhóm, đàm thoại, liên hệ thực tiễn, dự án.
Kết hợp hình thức làm việc cá nhân, theo nhóm, theo tổ.
Iv/ tài liệu, phương tiện:
SGK GDCD 10, sách GV GDCD10.
Thiết kế bài giảnh GDCD 10, tài liệu GDCD 10.
Tranh ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động cá nhân, bài báo về hoạt động nhân đạo, về hoạt động hoà nhập hợp tác với cộng đồng.
v/ tiến trình dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 2 HS. (câu hỏi sgk + liên hệ thực tiễn).
2/ Giới thiệu bài mới:
Con người ta ai cũng sống trong cộng đồng, làm việc học tập trong cộng đồng, không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng. Song mỗi thành viên phải sống, ứng sử NTN trong cộng đồng. Vậy cộng đồng là gì? Trách nhiệm của công dân với cộng đồng.. nghiên cứu qua bài học.
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Những nội dung KTCB cần đạt được
? Hãy kể tên 1 số VD về cộng đồng?
? Cộng đồng là gì?
HS trả lời.
GV khái quát.
GV nêu câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1: Cộng đồng có vai trò NTN đối với cuộc sống của con người?
Nhóm 2: Điều gì sảy ra nếu con người phải sống tách biệt khỏi cộng đồng?
Đại diện nhóm HS trả lời câu hỏi.
GV kết luận.
? Mỗi cá nhân có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau không? Cho VD?
? Mỗi cá nhân phảI sống ứng sử thế nào trong cộng đồng lớp học, trường học, cộng đồng nơI cư trú?
- HS trả lời
- GVKL: Mỗi cộng đồng con người chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng sử riêng, mà cá nhân sống trong đó phải tuân thủ. Đối với lớp học, nhà trường, cộng đồng dân cư. Nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là chuẩn mực đạo đức quan trọng mà công dân cần có.
? Thế nào là nhân nghĩa?
? Sưu tầm tục ngữ, ca dao về nhân nghĩa?
? Các biểu hiện về truyền thống nhân nghĩa VN?
? Vì sao nhân nghĩa lại là yêu cầu về đạo đức của công dân trong quan hệ cộng đồng.
? PhảI làm gì để phát huy truyền thống này của dân tộc?
HS trả lời
GV kết luận.
Chú ý: Hết phần nội dung này GV có sự củng cố KTCB trong tiết học này.
 Để đưa ra KN về hoà nhập GV cho HS suy nghĩ các tình huống sau:
Thông tin: Cuộc đời hoạt động CM của HCT(sgk tr90).
Trong thời kỳ CM Đảng ta còn phảiđánh đập (sgk tr91).
Vào mùa hè Đoàn TNCSHCM đã tổ chức “chiến dịch tình nguyện” cho SV đại học Y, sư phạmvề vùng sâu, vùng xa chăm sóc sức khoẻ, dạy chữ cho ND, họ đã sống với dân làm việc, khám sức khoẻ, dạy chữ cho con em ND.
- GV cho HS cùng trao đổi Khái niệm về hoà nhập.
- GV giảI thích KL.
? ý nghĩa của hoà nhập?
- HS trả lời
- GVGT – Liên hệ TT.
? Liên hệ bản thân TN. HS phải rèn luyện NTN để sống hoà nhập?
- GV có thể cho BTTN gọi HS làm.
- GV: Trong cuộc sống con người cần phải biết hợp tác với nhau. Vậy thế nào là hợp tác? ý nghĩa? Nguyên tắc của hợp tác? 
VD: GV đưa ra bức tranh về trò chơi kéo co? Hình ảnh trò chơi cùng chung sức KháI niệm hợp tác?
? Biểu hiện của hợp tác?
HS trả lời
GV giảI thích – Kết luận.
? ý nghĩa của hợp tác?
? Nguyên tắc của hợp tác?
? Các loại hợp tác?
? Liên hệ TT bản thân?
? GV cho HS giải thích câu ca dao: 
Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao?
? Quan điểm của Đảng: “Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước”
- HS trao đổi – GV kết luận.
1/ Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người:
a/ Cộng đồng là gì?
- Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những quan điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành 1 khối sinh hoạt XH.
VD: Cộng đồng dân cư
b/ Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ của con người. Đó là môi trường cá nhân thể hiện sự liên kết, hợp tác với nhau:
+ Mỗi người là thành viên của cộng đồng cá nhân phải thực hiện những nghĩa vụ của cộng đồng và tuân theo nguyên tắc của cộng đồng. VD.
+ Cộng đồng chăm lo cho đời sống cá nhân, bảo đảm cho sự của cá nhân VD
+ Đời sống cộng đồng cần có sự kết hợp đúng đắn quan hệ giữa cá nhân và tập thể, XH cộng đồng giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích chung và riêng, giỡa quyền và nghĩa vụ của cá nhân VD
2/ Trách nhiệm của công dân với cộng đồng:
a/ Nhân nghĩa:
- Nhân là lòng thương người. Nghĩa là điều được coi là hợp lẽ phảI làm khuôn phép cho cách xử thế của con người Nhân nghĩa là lòng yêu thương con người và đối xử với người theo lẽ phải. Đó là tiêu chuẩn, tháI độ việc làm đúng đắn phù hợp với đạo lý của DT Việt nam. VD (liên hệ).
+ Nhân nghĩa thể hiện lòng nhân ái, tương thân, tương áI, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Nhân nghĩa: Thể hiện lòng vị tha cao thượng, đối xử khoan hồng Đây là nét nổi bật trong truyền thống của người VN.
 Mỗi HS cần: Kế thừa phát huy truyền thống nhân áI, nhân nghĩa của DT.
 Chúng ta phải yêu thương tôn trọng mọi người, kính trọng người trên, nhường nhịn người dưới, đoàn kết thân ái với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ mọi người theo khả năng.
b/ Hoà nhập:
- Hoà nhập là sống gần gũi chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
 Sống hoà nhập với cộng đồng sẽ có thêm sức mạnh vượt qua khó khãn của cuộc sống, giúp con người có niềm vui của cuộc sống.
- Tôn trọng đoàn kết, quan tâm giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở chan hoà với mọi người xung quanh.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường, của địa phương. đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.
c/ Hợp tác:
- KN: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
 Hợp tác là cùng nhau bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, hiểu biết nhiệm vụ của nhau, sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ.
 Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất.
 Đem lại chất lượng, hiệu quả cao trong công việc.
 Nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng hai bên cùng có lợi.
- Hợp tác gồm: 
+ Hợp tác song phương, đa phương.
+ Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện.
+ Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa cộng đồng dân tộc, Quốc gia.
- Mỗi HS cần:
+ Cùng nhau bàn bạc, phân công xây dựng kế hoạch cụ thể.
+ Nghiêm túc thực hiện.
+ Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp sáng kiến cho nhau.
+ Đánh giá rút kinh nghiệm.
4/ Phần củng cố:
Hệ thống những KTCB.
Khắc sâu phần trọng tâm.
5/ Hoạt động nối tiếp:
Giáo dục ý TTT cho HS trong việc gắn bó với cộng đồng, trường lớp, dân cư.
Nhắc nhở chuẩn bị bài sau.
6/ Gợi ý kiểm tra đánh giá:
Cho HS sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác.
Cho HS làm BTTH sgk.
7/ Tư liệu tham khảo:
sgk GDCD 10.
Tài liệu GDCD 11 cũ.
Sgk GV.
Tục ngữ, ca dao.
 __________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 28+29.doc
Bài giảng liên quan