Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 4 - Bài 2: Thế Giới Vật Chất Tồn Tại Khách Quan (tiếp)

I_ Mục tiêu:

 1/ Về kiến thức: học sinh cần nắm:

- Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.

- Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.

 2/ Về kỹ năng:

- Chứng minh được xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.

- Chứng minh con người có khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên.

 3/ Về thái độ:

- Tin vào khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên của con người.

- Góp phần cải tạo giới tự nhiên theo hướng có ích.

II_ Nội dung:

- Xã hội là sản phẩm đặc thù của giới tự nhiên.

- Con người không tạo ra giới tự nhiên nhưng có thể cải tạo nó.

III_ Tài liệu và phương tiện:

 SGK, SGV, thiết kế bài giảng.

IV_ Tiến trình dạy học:

 1/ Kiểm tra bài cũ:

 _ Chứng minh giới tự nhiên tồn tại khách quan. Con người có tác động được vào các quy luật vận động và phát triển của giới tự nhiên không? Ví dụ.

 _ Chứng minh con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Cơ sở nào tách con người khỏi động vật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 4 - Bài 2: Thế Giới Vật Chất Tồn Tại Khách Quan (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 4
Ngày soạn:10/8/2010.
Bài 2: 
THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN (TT)
I_ Mục tiêu:
 1/ Về kiến thức: học sinh cần nắm:
Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.
 2/ Về kỹ năng:
Chứng minh được xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
Chứng minh con người có khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên.
 3/ Về thái độ:
Tin vào khả năng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên của con người.
Góp phần cải tạo giới tự nhiên theo hướng có ích.
II_ Nội dung:
Xã hội là sản phẩm đặc thù của giới tự nhiên.
Con người không tạo ra giới tự nhiên nhưng có thể cải tạo nó.
III_ Tài liệu và phương tiện:
 SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
IV_ Tiến trình dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 _ Chứng minh giới tự nhiên tồn tại khách quan. Con người có tác động được vào các quy luật vận động và phát triển của giới tự nhiên không? Ví dụ.
 _ Chứng minh con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Cơ sở nào tách con người khỏi động vật.
 2/ Giới thiệu bài mới:
 Ở tiết trước, chúng ta đã chứng minh được giới tự nhiên tồn tại khách quan và con người là sản phẩm hoàn hảo của giới tự nhiên. Vậy xã hội con người có phải là sản phẩm của giới tự nhiên hay không và con người có đủ khả năng nhận thức thế giới khách quan không? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.
 3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: phát vấn học sinh
Hs đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
- Có những quan niệm nào về nguồn gốc xã hội?
- Xã hội có nguồn gốc như thế nào? Dựa trên cơ sở nào?
- Xã hội ra đời khi nào?
- Các giai đoạn phát triển của xã hội?
- Yếu tố nào tạo nên sự phát triển của xã hội?
Gv chốt ý
 ( GV lưu ý giải thích hoạt động của con người làm cho xã hội phat triển như thế nào. Ví dụ về sự cải tiến công cụ lao động và đấu tranh giai cấp).
- Vì sao nói xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên?
Hoạt động 2: thảo luận
Gv liên hệ 2 vấn đề cơ bản của triết họa ở bài 1 để dẫn dắt vào phần này.
Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không? Nhận thức bằng cách nào? Ví dụ.
Ví dụ: khi nhận thức một cái cây, chúng ta sử dụng những giác quan nào?(thị giác, thính giác, vị giác, khứu gíac, xúc giác) các giác quan cung cấp cho chúng ta những thông tin gì về SVHT?
Hoạt động của bộ não sẽ cung cấp những thông tin như thế nào về SVHT?
Vì sao con người lại muốn nhận thức thế giới khách quan?
Gv chốt ý: →
Gv phát vấn học sinh:
Con người có cải tạo được thế giới khách quan không? Cải tạo bằng cách nào?
Con người cải tạo thế giới khách quan theo mấy hướng?
Khi cải tạo giới tự nhiên, con người phải tuân theo nguyên tắc nào?
Liệt kê những cải tạo có ích và những cải tạo có hại.
Gv bổ sung và rút ra kết luận : con người cải tạo giới tự nhiên theo 2 hướng: có ích và có hại. Khi cải tạo tự nhiên, con người phải tuân theo những quy luật khách quan vốn có của nó nếu không, sẽ phải hứng chịu những hậu quả khôn lường →
Bài học: mỗi người phải biết tôn trọng vàbảo vệ giới tự nhiên, không ngừng nhận thức và cải tạo giới tự nhiên theo hướng có ích.
2.b. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên:
- Có con người mới có xã hội, con người là sản phẩm của giới tự nhiên → xã hội cũng là sản phẩm của giới tự nhiên.
- Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.
c. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan:
- Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan nhờ: giác quan và hoạt động bộ não.
- Con người không tạo ra giới tự nhiên nhưng có thể cải tạo nó theo 2 hướng: có ích và có hại.
 4/ Củng cố – dặn dò:
Cho học sinh lên bảng liệt kêê những tác động có lợi và có hại của con người đối với giới tự nhiên:
Có lợi
Có hại 
5/ Hoạt động tiếp nối:
Gv yêu cầu hs về tiếp tục tìm hiểu về hoạt động nhận thức và cải tạo giới tự nhiên của con người. Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ về hai hoạt động này.
Rèn luyện ý thức bảo vệ và tôn trọng tự nhiên, bảo vệ môi trường.
V_ Gợi ý kiểm tra, đánh giá:
Chứng minh xã hội làsản phẩm của giới tự nhiên.
Ví dụ về hoạt động nhận thức vàcải tạo TGKQ của con người.

File đính kèm:

  • docTiet 4.GDCD10.doc