Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Tiết 29 - Bài 12: Hướng Đến Nền Văn Minh Vì Con Người
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Về kiến thức:
- Qua bài học giúp học sinh hiểu được những nền văn mà loài người đã trải qua, những đặc điểm của nền văn minh mới.
- Học sinh hiểu được thế nào là một nền văn minh phù hợp với lí tưởng nhân đạo, tại sao phải thống nhất văn minh với nhân đạo và làm thế nào để thống nhất văn minh với nhân đạo.
2. Về thái độ và hành động:
- Trên cơ sở nhận thức về mặt kiến thức giúp học sinh có quan điểm và thái độ đúng đắn đối với những hành vi thiếu nhân đạo trong cuộc sống. Từ đó hình thành cho học sinh ý thức và hành động phù hợp với nền văn minh mới, sẵn sàng tham gia tích cực vào các công tác từ thiện thể hiện lòng nhân đạo của con người văn minh
II. Nội dung kiến thức trọng tâm:
- Đặc điểm của nền văn minh mới
- Nhu cầu thống nhất văn minh với nhân đạo
III. Phương pháp:
- Kết hợp phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề và phương pháp làm việc theo nhóm.
IV. Phương tiện:
- SGK, SGV (Hướng dẫn giảng dạy), Bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy GDCD 10, phiếu đánh giá.
- Máy chiếu đa chức năng
V. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2 Tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức:
* Giới thiệu bài : (Slide 1)
SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG TỔ: GDCD Người soạn: Nguyễn Thị Hoa Phượng **** & **** GIÁO ÁN - LỚP 10 TIẾT 29 BÀI 12: HƯỚNG ĐẾN NỀN VĂN MINH VÌ CON NGƯỜI I.Mục đích, yêu cầu: 1. Về kiến thức: - Qua bài học giúp học sinh hiểu được những nền văn mà loài người đã trải qua, những đặc điểm của nền văn minh mới. - Học sinh hiểu được thế nào là một nền văn minh phù hợp với lí tưởng nhân đạo, tại sao phải thống nhất văn minh với nhân đạo và làm thế nào để thống nhất văn minh với nhân đạo. 2. Về thái độ và hành động: - Trên cơ sở nhận thức về mặt kiến thức giúp học sinh có quan điểm và thái độ đúng đắn đối với những hành vi thiếu nhân đạo trong cuộc sống. Từ đó hình thành cho học sinh ý thức và hành động phù hợp với nền văn minh mới, sẵn sàng tham gia tích cực vào các công tác từ thiện thể hiện lòng nhân đạo của con người văn minh II. Nội dung kiến thức trọng tâm: Đặc điểm của nền văn minh mới Nhu cầu thống nhất văn minh với nhân đạo III. Phương pháp: - Kết hợp phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề và phương pháp làm việc theo nhóm... IV. Phương tiện: - SGK, SGV (Hướng dẫn giảng dạy), Bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy GDCD 10, phiếu đánh giá... Máy chiếu đa chức năng V. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2 Tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức: * Giới thiệu bài : (Slide 1) Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản 5’ 15’ 16’ Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái xã hội từ mông muội đến văn minh và đặc điểm của các nền văn minh GV giới thiệu trạng thái cổ xưa nhất của loài người là trạng thái mông muội, kéo dài hàng vạn năm à Đây là thời kỳ tiền văn minh. (Slide 2) * GV yêu cầu HS xác định các nền văn minh của nhân loại - GV nhận xét và kết luận ( Slide 5): Sau thời kỳ tiền văn minh, loài người đã trải qua các nền văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp - GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa ( Slide 4 ) Hoạt động 2: GV yêu cầu học sinh thảo luận để xác định đặc điểm của các nền văn minh thông qua phiếu học tập Nội dung: PHIẾU HỌC TẬP Tiêu chí Tiền văn minh Văn minh NN Văn minh CN Văn minh hậu CN Thời gian xuất hiện Chế độ xã hội tương ứng Ngành sản xuất chủ yếu Khối lượng sản phẩm Thời gian thảo luận: 5’ Mỗi nhóm 2 học sinh * Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu HS nêu ý kến GV nhận xét kết luận: ( Slide 7) PHIẾU HỌC TẬP Tiêu chí Tiền văn minh Văn minh NN Văn minh CN Văn minh hậu CN Thời gian xuất hiện Cách đây hàng nghìn năm NTK III (T.CN) TK XVII Giữa thế kỷ XX Chế độ xã hội tương ứng CSNT CHNL + PK PK + CNTB CNTB + CNXH Ngành sản xuất chủ yếu Săn bắt, hái lượm Nông nghiệp Công nghiệp DV và tin học Khối lượng sản phẩm Rất ít Rất ít Nhiều Rất nhiều Hỏi: Rút ra kết luận gì khi so sánh các nền văn minh? GV kết luận (Slide 6): + Thời gian của các nền văn minh ngày càng được rút ngắn lại cùng với sự phát triển của xã hội loài người + Qua mỗi nền văn minh trình độ chinh phục thiên nhiên ngày càng nhiều hơn + Theo xu hướng của sự phát triển con người sẽ hướng đến những nền văn minh mới tốt đẹp hơn, nhân đạo hơn... Hỏi: Em có suy nghĩ gì về nền văn minh mới hiện nay? GV kết luận (Slide 7): Đây là bước nhảy vọt vĩ đại trong sự phát triển xã hội, với những đặc trưng sau: +Thu nhập quốc dân được tạo ra chủ yếu từ các lĩnh vực kinh tế dịch vụ và tin học + Các dạng năng lượng mới, vật liệu mới sẽ thay thế cho năng lượng, vật liệu và công nghệ truyền thống + Thông tin trở thành nhu cầu thiết yếu + Nhân tố con người được coi trọng... Lao động trí tuệ của con người được thay bằng “máy thông minh” à Nền văn minh mới này sẽ mở ra khả năng để giải quyết các mục tiêu nhân đạo cơ bản của con người. Khả năng giải quyết này còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chế độ chính trị - xã hội là yếu tố quyết định. Hoạt động 3: HS tìm hiểu tại sao phải thống nhất văn minh với nhân đạo và những tiêu chuẩn của nền văn minh nhân đạo * GV cho HS xem một số hình ảnh thể hiện rõ mặt trái của nền văn minh.(Slide 9 à Slide13) Hỏi: Nguyên nhân nào làm nảy sinh những mặt trái của nền văn minh? - GV nhận xét và kết luận ( Slide 15): Nguyên nhân : + Sự chạy đua theo lợi nhuận bất chấp hậu quả + Những thành tựu của văn minh chưa được sử dụng một cách hợp lý và khoa học + Những sai lầm tronh chính sách phát triển ở một số quốc gia... à Cho đến nay, trong các hình thái văn minh đã biết, đều chứa đựng những hậu quả và khuynh hướng chống lại lí tưởng nhân đạo, hoặc không bảo đảm thực hiện vững chắc lí tưởng đó. Do vậy, vấn đề quan trọng được đặt ra là phải xây dựng một hình thái văn minh sao cho văn minh nhất cũng có nghĩa là nhân đạo nhất. Tức là phải thống nhất văn minh với nhân đạo. Hỏi: Theo em để đạt được điều đó nền văn minh phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào? - GV nhận xét và kết luận: Nền văn minh đó phải bảo đảm những tiêu chuẩn sau: Nó không chống lại giới tự nhiên mà bảo vệ môi trường sống của con người Nó không dẫn đến các bất công trong xã hội , xung đột xã hội mà là phương tiện để giải quyết các vấn đề cơ bản của tiến bộ xã hội Nó không gây hại đến thể chất và nhân cách con người mà đem lại sự phát triển toàn diện cho con người Nó phải nằm trong tầm kiểm soát, khống chế của con người * GV tổng kết bài: Để thống nhất văn minh với nhân đạo đòi hỏi con người phải xây dựng một nền văn minh sao cho văn minh nhất cũng là nhân đạo nhất. Nền văn minh đó phải do toàn thể nhân loại cùng hợp tác chi phối, có mục tiêu cao nhất là sự phát triển và phồn vinh của con người. - HS xác định - HS thảo luận và điền vào phiếu học tập - HS tiến hành thảo luận nhóm để xác định đặc điểm của các nền văn minh thông qua tiêu chí đánh giá phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm nhận xét và bổ sung ý kiến. - HS trả lời - HS phát hiện và trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời BÀI 12: HƯỚNG ĐẾN NỀ VĂN MINH VÌ CON NGƯỜI I. Từ mông muội đến văn minh 1. Thời kỳ tiền văn minh 2. Nền văn minh nông nghiệp 3. Nền văn minh công nghiệp 4. Nền văn minh hậu công nghiệp * Đặc điểm : + Thu nhập quốc dân được tạo ra chủ yếu từ các lĩnh vực kinh tế dịch vụ và tin học + Các dạng năng lượng mới, vật liệu mới sẽ thay thế cho năng lượng, vật liệu và công nghệ truyền thống + Thông tin trở thành nhu cầu thiết yếu + Nhân tố con người được coi trọng... II. Nhu cầu thống nhất văn minh với nhân đạo 1. Mặt trái của nền văn minh - Ô nhiễm môi trường - Thất nghiệp - Lối sống bệnh hoạn, tha hóa - Tai nạn nguyên tử và nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân - Bóc lột người lao động thông qua công nghệ mới - Hậu quả sai lầm trong chinh phục tự nhiên - Khủng bố và nguy cơ chiến tranh... 2. Những tiêu chuẩn của nền văn minh nhân đạo - Không chống lại giới tự nhiên mà bảo vệ môi trường sống của con người - Không dẫn đến các bất công trong xã hội , xung đột xã hội mà là phương tiện để giải quyết các vấn đề cơ bản của tiến bộ xã hội - Không gây hại đến thể chất và nhân cách con người mà đem lại sự phát triển toàn diện cho con người - Phải nằm trong tầm kiểm soát và khống chế của con người, do toàn thể nhân loại cùng hợp tác chi phối. 4. Củng cố ( 5’): GV tổ chức cho HS trò chơi Giải đáp ô chữ (Slide 20): Bao gồm 7 câu hỏi và dãy ô chữ nằm ngang * GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi và giải đáp ô chữ hàng ngang. Lưu ý cho học sinh: Đáp án của Ô chữ hàng ngang được hình thành từ một số chữ cái trong đáp án của các câu hỏi. Câu 1: Là một kết cấu vật chất tinh vi và phức tạp coa trình độ tổ chức cao nhất trong các hệ thống sống? ĐÁP ÁN: XÃ HỘI Câu 2: Đây là danh họa đã vẻ bức tranh chú chim bồ câu đang ngậm cành ô liu - biểu tượng cho khát vọng hòa bình của nhân loại? ĐÁP ÁN: PICASSO Câu 3: Đây là thành phố đầu tiên chịu thảm họa bom nguyên tử? ĐÁP ÁN: HIROSIMA Câu 4: Người ta thường gọi gia đình là gì của xã hội? ĐÁP ÁN: TẾ BÀO Câu 5: Đây là tên của người đã phát minh ra máy hơi nước năm 1769 ĐÁP ÁN: GIÊMOÁT Câu 6: Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng? ĐÁP ÁN: ARMSTRONG Câu 7: Đây là tên của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc? ĐÁP ÁN: TẦN THỦY HOÀNG * Sau khi HS đã giải đáp được các câu hỏi, ô chữ hàng ngang vẫn chưa được giải đáp GV có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý: Gợi ý lần thứ nhất: Đây là khát vọng lớn nhất của loài người ? Gợi ý lần 2: Là điều kiện để con người yên tâm sống, học tập, nghiên cứu, sáng tạo... Gợi ý lần 3: Biểu tượng của nó là chú chim bồ câu ngậm cành ô liu? ĐÁP ÁN: HÒA BÌNH 5. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học bài ở nhà (3’) - Yêu cầu HS học bài cũ và trả lời các câu hỏi Hướng dẫn học tập trang 69 SGK - Ôn tập toàn bộ chương trình - Tìm hiểu bài tổng kết: Thế giới quan khoa học của chúng ta
File đính kèm:
- BAI 12- lop 10.doc