Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 Học kì II

 1. Về kiến thức:

 - Hiểu được nguồn gốc, bản chất của nhà nước.

 - Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bản chất, chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN VN

 - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN VN

 2. Kỹ năng:

 Biết phân biệt được sự khác nhau về bản chất giai cấp giữa nhà nước pháp quyền XHCN với các kiểu nhà nước bóc lột.

 

doc36 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3969 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 Học kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại. 
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi
3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
- Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng, nhất là mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.
- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại
4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại
- Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Tham gia vào các công việc có liên quan đến đối ngoại như nâng cao trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ …
- Hữu nghị, hợp tác, thân thiện, lịch sự với người nước ngoài.
 4. Củng cố 
	Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài học
 5. Dặn dò: 
 Tìm hiểu tình hình an toàn giao thông ở VN và ở địa phương, các số liệu, sự việc có liên quan giờ sau ngoại khoá.
	 Bình Long, ngày tháng năm 2014
 Ký duyệt của Tổ Người soạn
TUẦN 33
PPCT: Tiết 33
THỰC HÀNH NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC
( 1 tiết )
I. Mục tiêu bài học.
	Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được
 1. Về kiến thức.
 	Học sinh nắm và vận dụng được những nội dung bài học có liên quan đến thực tế địa phương, làm một số bài tập thực hành.
 2. Về kĩ năng.
 	Biết vận dụng những kiến thức đã học đựơc và lý giải đựoc các hiện tưởng xảy ra ở địa phương.
 3. Về thái độ.
 - Tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 
 - Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc thực hiện một số được một số chính sách của nàh nước.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
	1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải, động não.
	2. Phương tiện:
 - SGK, SGV GDCD 11
 - SGK tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD
 - Các SGK và kiến thức có liên quan đến chương trình lớp 11
III. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định tổ chức lớp.
 2. Nội dung thực hành
 - Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì II và nêu cách vận dụng vào thực tế.
 - Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học
 - Cho học sinh làm một số bài tập tình huống trong sách bài tập tình huống GDCD mà giáo viên đã lựa chọn.
 Giáo viên đưa ra một số bài tập cho học sinh:
Bài tập 1: Khi bàn về chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có người cho rằng cũng như mọi nhà nước nói chung, nhà nuwocs ta có chức năng chủ yếu và quan trọng nhất là “bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội” còn các chức năng khác là không quan trọng, vì nhà nước ta cũng như mọi nhà nước nói chung, ra đời là để duy trì sự thống trị giai cấp.
	? Em có suy nghĩ gì về quan điểm này?
	? Em hãy vận dụng kiến thức trong bài học để khẳng định cho quan điểm của mình?
Bài tập 2: Trong lớp Hoa có một số bạn cho rằng chính sách dân số và giải quyết việc làm là công việc quan trọng, to lớn của quốc gia, học sinh không có trách nhiệm và cũng không thể làm được gì để thực hiện chính sách này.
? Em có thể nói gì với các bạn có quan điểm như vậy?
Bài tập 3: Có ý kiến cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng, chuyện thất nghiệp và thiếu việc làm là chuyện bình thường, tất yếu mà Nhà nước không thể nào giải quyết được. Vì thế, Nhà nước không nên can thiệp vào vấn đề giải quyết việc làm, vì vấn đề này tự nó sẽ điều chỉnh được.
	 ? Ý kiến của em như thế nào ? 
 ? Theo em, làm thế nào để vấn đề dân số và giải quyết việc làm ở nước ta ngày càng được cải thiện ? 
Bài tập 4: Hiện nay có người suy nghĩ rằng nước ta là một nước giàu có tài nguyên nên cần phải khai thác triệt để nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại của đất nước. Thế hệ hiện tại chỉ cần lo cho mình, việc gì phải lo nghĩ cho thế hệ tương lai.
? Em có đồng ý với suy nghĩ trên không ? Giải thích vì sao ?
Bài tập 5: ...Đã gọi nền văn hóa tiên tiến thì không thể nói là đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc được. Vì đã tiên tiến thì có nghĩa là phải mới, phải tiến thu văn hóa nhân loại có nghĩa gạt bỏ quá khứ.
? Ý kiến của em như thế nào về tình huống này?
? Em hiểu như thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc?
Bài tập 6: Theo em hiểu, trong khi thực hiện chính sách đối ngoại, chúng ta không thể chủ động được mà phụ thuộc vào các nước, phải ngồi chờ các nước xem họ có muốn quan hệ, hợp tác với ta hay không.
? Theo em khi thực hiện quan hệ đối ngoại chúng ta có cần chủ động không?
? Chúng ta cần chủ động như thế nào?
 3. Dặn dò nhắc nhở.
 Về nhà học bài , tiết sau các em sẽ ôn tập chuẩn bị thi học kì II.
	 Hớn Quản, ngày tháng năm 2014
 Ký duyệt của Tổ Người soạn
 Tạ Xuân Kính
 Phạm Văn Đông 
TUẦN 35
PPCT: Tiết 34
ÔN TẬP HỌC KÌ II
( 1 tiết )
I. Mục tiêu bài học.
 - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.
 - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
 1. Phương pháp: Kết hợp nêu vấn đề và đàm thoại
	2. Phương tiện:
 - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 11
 - Bài tập tình huống GDCD 11
 - Những tình huống học sinh có thể hỏi.
III. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định tổ chức lớp.
 2. Nội dung ôn tập
 - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì II
 - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học
 - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh
 - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra
 - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh
 3. Dặn dò nhắc nhở.
 Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II
	 Bình Long, ngày tháng năm 2014
 Ký duyệt của Tổ Người soạn
	Tạ Xuân Kính
 Phạm Văn Đông 
TUẦN 36
PPCT: Tiết 35
THI HỌC KÌ II
( 1 tiết )
I. Mục tiêu kiểm tra.
 - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.
 - Đánh giá được kĩ năng, kĩ xảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
 - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh trong những năm tiếp theo.
II. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung đề kiểm tra.
Câu 1: 4 điểm 
	Có ý kiến cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng, chuyện thất nghiệp và thiếu việc làm là chuyện bình thường, tất yếu mà Nhà nước không thể nào giải quyết được. Vì thế, Nhà nước không nên can thiệp vào vấn đề giải quyết việc làm, vì vấn đề này tự nó sẽ điều chỉnh được.
	Ý kiến của em như thế nào ? Theo em, làm thế nào để vấn đề dân số và giải quyết việc làm ở nước ta ngày càng được cải thiện ? Trách nhiệm của em trong vấn đề này như thế nào ?
TL: * Khẳng định không đồng ý với ý kiến trên và nêu được quan điểm của mình (1đ )
	* Nêu biện pháp để giải quyết vấn đề dân số và giải quyết việc làm ở nước ta: (2đ)
	- Biện pháp để giải quyết vấn đề dân số:
	+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý của nhà nước về C/S dân số.
	+ Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền,giáo dục nội dung thích hợp, phổ biến các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
	+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò gia đình, bình đẳng giới.
	+ Có sự đầu tư đúng mức của nhà nước và tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước; thực hiện xã hội hóa về dân số,tạo điều kiện thuận lợi để mọi gia đình, cá nhân, tự nguyện tham gia vào công tác dân số.
	- Biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm:
	+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.
	+ Khuyến khích làm giàu theo pháp luật tự do hành nghề, khôi phục các nghành nghề truyền thống.
	+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nhất là những lao động đã qua đào tạo nghề
	+ Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
 - Trách nhiệm của bản thân đối với vần đề dân số và giải quyết việc làm. ( 1 điểm )
	+ Chấp hành tốt chính sách dân số và giải quyết việc làm.
	+ Thực hiện pháp luật về dân số và pháp luật lao động
	+ Đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm
	+ Động viên người thân thực hiện các chính sách trên, đồng thời có ý chí vươn lên nắm bắt KHKT...
Câu 2: 2 điểm 
Em hiểu như thế nào về nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ? 
 TL: - Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM vì mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người. ( 1 điểm )
 - Đậm đà bản sắc dân tộc: Giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc Việt Nam đó là: lòng yêu nước, ‎ý chí tự lực tự cường, ‎ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình, đạo lí, sáng tạo, cần cù, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. ( 1 điểm )
Câu 3: 2 điểm 
	Theo em , tại sao Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ? 
TL: Vì: - Hiện nay trên thế giới các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau, tạo nên quá trình toàn cầu hóa. Đó là quá trình mở rộng các hoạt động kinh tế trong phạm vi 1 quốc gia sang phạm vi khu vực hoặc toàn thế giới. ( 1 điểm )
 - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan, là quyết tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn dân nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. ( 1 điểm )
Câu 4: 2 điểm 
	Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” ?
TL: Một dân tộc dốt là chỉ trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết thì khó có thể có điều kiện để tiếp thu và phát huy tinh hoa văn hóa, khoa học và công nghệ mới của nhân loại. từ đó dẫn đến đất nước nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế - xã hội không phát triển kịp thời đại.
 	 Bình long, ngày tháng năm 2014
 Ký duyệt của Tổ Người soạn
 Tạ Xuân Kính
 Phạm Văn Đông 

File đính kèm:

  • docgiao an GDCD 11(kinh) ky duyet HKII.doc