Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 đầy đủ

1.Về kiến thức:

 - Nêu được khái niệm, bản chất của PL ; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.

 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.

2.Về ki năng:

 - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

3.Về thái độ:

 - Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.

 

doc113 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 đầy đủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GV hỏi: ­ Em hiểu gì về Hiệp định CEPT? ­ Tại sao VN lại tham gia kí kết Hiệp định CEPT? HS trao đổi, phát biểu.
GV giảng kết hợp cho HS trực quan sơ đồ:
 Bước đi quan trọng của VN trong tiến trình hội nhập vào nền KT khu vực là tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt là AFTA), ký kết Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (viết tắt là CEPT). Theo Hiệp định CEPT, ASEAN sẽ thực hiện khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 15 năm (01/01/1993 – 01/01/2008), theo đó tất cả các nước thành viên ASEAN đều phải lập chương trình cắt giảm thuế quan xuống còn 0-5% đối với hàng chế tạo, hàng nông sản đã qua chế biến theo các danh mục và lịch trình sau :
- Danh mục bắt buộc giảm thuế quan, bao gồm :
+ Danh mục giảm thuế nhanh (dầu, thực vật, xi-măng, dược phẩm, phân bón hoá học, hàng nhựa, sản phẩm cao su tự nhiên, đồ da, đồ mỹ nghệ vàng bạc, đá quý, điện cực bằng đồng, hàng điện tử, gỗ, đồ song mây), trong đó : 
• Đối với những mặt hàng có thuế suất hiện tại trên 20% thì phải giảm thuế suất xuống 0-5% vào năm 2003.
• Đối với những mặt hàng có thuế suất hiện tại dưới 20% thì phải giảm thuế suất xuống 0-5% vào năm 2000.
+ Danh mục giảm thuế thông thường :
• Đối với những mặt hàng có thuế suất dưới 20% thì phải giảm thuế súât xuống 0-5% vào năm 2003.
• Đối với những mặt hàng có thuế suất trên 20% thì phải giảm thuế suất xuống 20% vào năm 1998 và xuống 0-5% vào năm 2003.
 Ngoài ra, còn có các danh mục : danh mục loại trừ vĩnh viễn (khong cắt giảm thuế quan) vàdanh mục loại trừ tạm thời (tạm thời không thuộc diện phải cắt giảm).
VN tham gia AFTA, thực hiện CEPT từ ngày 01-01-1996, chậm hơn 3 năm so với 6 nước thành viên khác của ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand, Singapore) nên Việt Nam được thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT cho mỗi danh mục mặt hàng. Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan. Cụ thể là : Từ 01-01-2003, Việt Nam cắt giảm thuế quan từ 30 – 60% xuống dưới 20% cho 775 mặt hàng (chiếm 94% tổng số mặt hàng trong Danh mục biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam trong chương trình CEPT).
GV hỏi: ­ Em hiểu gì về tổ chức WTO? ­ Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ?
HS trao đổi, phát biểu.
GV giảng:
 Biểu hiện nổi bật nhất về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là việc nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 7-11-2006, sau 11 năm đàm phán gay go, quyết liệt, song phương với 28 nước thành viên WTO và vòng đàm phán đa phương Urugoay. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra trang sử mới của nước ta trong tiến trình nhập vào nền kinh tế thế giới. 
 Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ?
+ Việt Nam được hưởng ưu đãi theo chế độ tối huệ quốc một cách vô điều kiện mà các nước thành viên dành cho nhau, theo đó hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên WTP chỉ chịu mức thuế suất rất thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam có thêm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
+ Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia một “luật chơi” chung toàn cầu, không bị phân biệt đối xử trong thương mại và tăng khả năng thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên, được giải quyết tranh chấp theo pháp luật thương mại quốc tế.
GV hỏi: Tại sao VN tích cực tham gia các ĐƯQT về quyền con người; về hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia; về hợp tác khu vực và quốc tế?
Cả lớp trao đổi, đàm thoại.
GV giải thích:
+ Vì Đảng và NN ta luôn quan tâm đến con người, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của CD, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cơ bản của CD.
+ Vì nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hoà bình, luôn muốn sống trong bầu không khí hoà bình, hữu nghị và hợp tác, muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Vì hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế chung trong thời đại ngày nay.Có hội nhập, chúng ta mới có thể tranh thủ phát huy những khả năng về vốn, khoa học, kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đồng thời đón nhận những thành tựu mà loài người đã đạt được, tạo điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước.
III.- Việt Nam với các ĐƯQTvề quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
1) Việt Nam với các ĐƯQT về quyền con người
 Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản đối với con người, như: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, v.v…
 Ngoài Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng khác về quyền con người như: Công ước năm 1996 về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội; Công ước năm 1965 về lọai trừ các hình thức phân biệt chủng tộc;…
b) VN với các ĐƯQT về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
 Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
 Với Trung Quốc, Việt Nam đã kí kết Hiệp ước biên giới trên bộ ngày 30 – 12 – 1999, Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc bộ ngày 25 – 12 – 2000. Nước ta cũng đã kí các hiệp ước hoặc hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển với Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
3) Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
ï Ở phạm vi khu vực
 Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN.
 Thực hiện Hiệp định CEPT là thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (có tên gọi tắt là AFTA). Hội nhập về thương mại là một bước đi quan trọng đầu tiên để hàng hóa được giao lưu tự do, thông thương giữa các nước ASEAN.
 Năm 1998 nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tham gia vào APEC, Việt Nam đã kí kết một số hiệp định và thỏa thuận về tự do hóa thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC.
ï Ở phạm vi tòan thế giới
 Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngòai phạm vi ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
 Gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), nước ta tham gia hàng lọat điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế .
4. Củng cố:
ï Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế?
ï Tại sao nói ĐƯQT là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia?
ï Qua hiểu biết của mình về điều ước quốc tế, theo em, Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người như thế nào?
Ví dụ: UyÛ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Các cơ quan kiểm tra, giám sát ở Trung ương và địa phương;…)
ï Tại sao nói Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới?
ï VN đã kí kết và tham gia vào các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như thế nào?
ï Theo em, có thể chỉ cần kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế có đủ để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay không? Tại sao?
ï Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứng
 STT
Tên điều ước quốc tế
 ĐƯQTvề quyền con người
(1)
 ĐƯQT về hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
(2)
ĐƯQT về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
(3)
1
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
@
2
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
@
3
Nghị định thư Ki-ô-tô về môi trường 
@
4
Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng
@
5
Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư
@
6
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Nhật Bản
@
7
Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a
@
8
Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ
@
5. Dặn dò:
- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
 (..............................................HẾT............................................ )

File đính kèm:

  • docToan bo giao an GDCD K12 moi.doc