Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 14, 15, 16, 19 - Nguyễn Châu Tuấn

 1. Kin thc :

 Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

 2. K n¨ng :

- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng & hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

 - Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

 3. Th¸i ® :

- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.

- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 14, 15, 16, 19 - Nguyễn Châu Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 của công dân
	C¸ch thùc hiƯn:
GV nêu câu hỏi đàm thoại:
­ Có thể tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý hay không?
Cả lớp trao đổi, đàm thoại.
GV kết luận : è
GV nêu tiếp câu hỏi:
­ Có khi nào pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân không? Đó là những trường hợp nào?
Cả lớp trao đổi, phát biểu.
GV kết luận: è
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về BT trong SGK: Ông A mất một chiếc quạt điện. Do nghi ngờ con ông B lấy trộm nên ông A yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. Ông B không đồng ý nhưng ông A cùng con trai cứ tự tiện xông vào nhà để khám. 
Theo em, hành vi của bố con ông A có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân hay không? Giải thích vì sao?
HS thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả.
GV nhận xét và kết luận:
GV giúp HS hiểu ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
* Hoạt động 2 : Sử dụng PP đàm thoại, thảo luận nhóm kết hợp diễn giảng.
	Mục tiêu: HS nắm được : Khái niệm, nội dung, ý nghĩa Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
	Cách thực hiện :
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các nội dung:
­ Thế nào là bí mật, an toàn thư tín của công dân?
­ Thế nào là quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín?
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín có nghĩa là gì?
- Những ai được bốc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác?.
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau.
GV kết luận:
+ Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt thuộc đời sống tinh thần của mỗi con người, thuộc bí mật đời tư của cá nhân, cần phải được bảo đảm an toàn và bí mật.
+ Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín có nghĩa là:
§ Không ai được tự tiện bốc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác.
§ Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong trường hợp cần thiết mới có quyền kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
§ Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác sẽ bị xử lí theo pháp luật (xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật).
* Qua bài học, em rút ra bài học gì cho bản thân ? GV nhận xét.
c) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
ï Khái niệm : 
 Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. 
ï Nội dung: Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
­ TH 1 : khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
­ TH 2 : việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
ï Ý nghĩa :
­ Nhằm đảm bảo cho công dân – con người có được cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh. 
­ Tránh mọi hành vi tự tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ.
d) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín :
ï Khái niệm : Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
ï Nội dung: 
	Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
 	Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thọai, điện tín của người khác.
ï Ý nghĩa : là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
4. Củng cố : 
 - Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
 - Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung phần còn lại của bài 6.
Tiết 19 - Bài 6
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (tt)
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của Quyền tự do ngôn luận của công dân.
 - Nêu được Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản.
 2. Kü n¨ng : 
- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng & hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
 - Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
 3. Th¸i ®é : 
- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.
- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. KiĨm tra : 
	Câu 1 : Nêu khái niệm, nội dung và ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
 	Câu 2 : Nêu khái niệm, nội dung và ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
3. Dạy bài mới : 
 Chúng ta đã tìm hiểu nội dung về một số quyền tự do cơ bản của công dân. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về quyền tự do ngôn luận của công dân. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tìm hiểu xem trách nhiệm của NN và công dân trong việc đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân.
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Tích hợp SKSS – Chủ đề : “Cuộc sống GĐ & XH”
* Ho¹t ®éng 1: Sử dụng PP đàm thoại, thảo luận nhóm kết hợp diễn giảng.
	Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Khái niệm, nội dung, ý nghĩa : Quyền tự do ngôn luận của công dân
	C¸ch thùc hiƯn:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo hai nội dung:
­ Kẻ bảng, phân biệt quyền tự do ngôn luận trực tiếp và tự do ngôn luận gián tiếp.
­ Trả lời câu hỏi: Là HS phổ thông, em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào?
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- Nêu khái niệm, nội dung và ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận ?
GV kết luận. à
* Hoạt động 2 : Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng.
	Mục tiêu: HS nắm được : Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
	Cách thực hiện :
GV hỏi:
­ Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào?
HS trao đổi, trả lời.
GV kết luận à
GV tổ chức đàm thoại cho cả lớp:
­ Theo em, công dân có thể làm gì để thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình?
GV kết luận à
e) Quyền tự do ngôn luận
 * Khái niệm : Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
 * Nội dung : Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:
 ­ Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
 ­ Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
 ­ Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
 * Ý nghĩa : Là một trong các quyền tự do cơ bản không thể thiếu của công dân, là chuẩn mực của xã hội. Là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của NN và XH.
2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
a) Trách nhiệm của Nhà nước
 ­ Xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật.
 ­ Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật.
b) Trách nhiệm của công dân
 ­ Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
 ­ Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
 ­ Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước.
 ­ Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật .
4. Củng cố : 
 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của Quyền tự do ngôn luận của công dân.
 - Nêu được Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản.
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung của bài 7.

File đính kèm:

  • docBai 6 (t14,15,16,19).doc