Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 18 - Nguyễn Thị Niêm

1. Về kiến thức

- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong ch ơng trình đã học.

2. Về kĩ năng

- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.

3. Về thái độ

 - Có ý thức tự giác trong học tập cũng nh trong khi làm bài kiểm tra.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 18 - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TiẾT 18. Soạn ngày: 25/11/2010. 
ÔN TẬP HỌC KỲ I
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong ch ơng trình đã học.
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.
3. Về thái độ
 - Có ý thức tự giác trong học tập cũng nh trong khi làm bài kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ
1. Ph ơng tiện
- Giấy kiểm tra, bút mực, bút chì,... phục vụ kiểm tra
2. Thiết bị
- Những dụng cụ cần thiết phục vụ cho kiểm tra
C. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1. Ổn định lớp
2. kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung ôn tập (từ bài: 1 - 6) 
Một số câu hỏi tự luận
 Câu 1: Hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?
 Câu 2: Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?
 Câu 3:Thế nào là bình đẳng trong HN & GĐ? Nội dung của bình đẳng trong HN & GĐ? Nêu ví dụ?
 Câu 4: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong HN & GĐ?
 Câu 5: Thế nào là bình đẳng trong lao động? Nội dung của bình đẳng trong lao động? Nêu ví dụ?
 Câu 6: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong lao động?
 Câu 7: Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung của bình đẳng trong kinh doanh? Nêu ví dụ?
 Câu 8: Trách nhiệm của việc Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
 Câu 9: Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc? Nội dung của bình đẳng giữa các 
dân tộc? Nêu ví dụ?
 Câu 10: Ý nghĩa và chính sách của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
 Câu 11: Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo? Nội dung của bình đẳng giữa các tôn giáo? Nêu ví dụ?
 Câu 12: Trách nhiệm của việc Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
Một số câu hỏi trắc nghiệm
 Câu 1: Hãy trả lời phương án đúng trong các câu sau:
	a) Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm PL đều bị xử lí như nhau.
	b) Công dân nào vi phạm qui định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
	c) Công dân nào vi phạm PL cũng bị xử lí theo qui định của PL.
	d) Công dân nào do thiếu hiểu biêt về PL mà vi phạm PL thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí. (đúng: c)
 Câu 2: Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau:
2.1: Biểu hiện của bình đẳng trong HN là:
a) Người chồng phải giữ vai trò chính trong đống góp về KT và QĐ công việc lớn trong GĐ.
b) Công việc của người vợ là nội trợ GĐ và chăm sóc con cái, QĐ các khoản chi tiêu hàng ngày của GĐ.
c) Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc QĐ các công việc của GĐ.
d) Chỉ người chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú, QĐ số con và thời gian sinh con.
e) Chỉ người vợ có nghĩa vụ thực hiện KHHGĐ, chăm sóc và giáo dục con cái.
g) Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong GĐ. (Đáp án: c; g)
2.2: Bình đẳng giữa các thành viên trong GĐ được hiểu là:
a) Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của GĐ, dòng họ, trên nói dưới phải nghe.
b) Vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng trong GĐ được đề cao, QĐ toàn bộ công việc trong gia đình.
c) Các thành viên trông GĐ đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
d) Tập thể GĐ quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của GĐ.
e) Các thành viên trong GĐ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng chăm lo đời sống chung của GĐ. (Đáp án: c; d; e)
 Câu 3: Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
 Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là:
a) Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào.
b) Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của PL.
c) Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác.
d) Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó. (Đáp án: a; b)
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 Cần nắm: 12 câu hỏi tự luận và 4 câu hỏi trắc nghiệm.
 5. Hư ớng dẫn về nhà
 Học kĩ, chuẩn bị giấy, giờ sau kiểm tra học kì.

File đính kèm:

  • docTiet 18-CD12.doc
Bài giảng liên quan