Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 20, 21 - Nguyễn Châu Tuấn

 1. Kin thc :

 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

 2. K n¨ng :

 ­ Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.

 ­ Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.

 3. Th¸i ® :

 ­ Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân.

 ­ Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.

 ­ Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 20, 21 - Nguyễn Châu Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
­ Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát , kiểm tra. 
c) Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội :
	Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.
4. Củng cố : 
Khái niệm, nội dung và ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ. Tiết sau kiểm tra 15 phút.
+ Đọc trước nội dung phần 3 của bài 7.
Tiết 22 - Bài 7
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ (tt)
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
	- Nắm được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân.
 2. Kü n¨ng : 
 ­ Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.
 ­ Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
 3. Th¸i ®é : 
 ­ Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân.
 ­ Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.
 ­ Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. KiĨm tra : 
	Câu 1 : Nêu khái niệm và ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ? 
 Câu 2 : Nêu nội dung của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ?
	3. Dạy bài mới : 
 	Quyền bầu cử và quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là các quyền dân chủ cơ bản của công dân. Trong quá trình thực hiện các quyền này, nếu phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, cơ quan nhà nước, Công dân có thể tiến hành thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình.
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
* HĐ1: Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
C¸ch thùc hiƯn:
­ Khi nào thì công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình ? Nêu khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo; quyền khiếu nại; quyền tố cáo ?
+ GV nêu ví dụ và phân tích : Một công dân A gửi đơn khiếu nại tới ông hiệu trưởng trường X về việc ông hiệu trưởng đã từ chối nhận con của công dân A vào trường mặc dù con công dân A đã có đầy đủ các điều kiện và công dân A đã thực hiện đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định của nhà trường.
­ Các em có thể rút ra chỗ giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo ?
HS phát biểu.
+ GV nhận xét và kết luận : è
Tích hợp giáo dục môi trường ( liên hệ thực tế việc khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực môi trường )
* HĐ2: Sử dụng PP thảo luận nhóm.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
C¸ch thùc hiƯn:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Nhóm 1 : Ai có quyền khiếu nại ? Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ? Cho VD minh họa.
+ Nhóm 2 : Ai có quyền tố cáo ? Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo ? Cho VD minh họa.
+ Nhóm 3 : Nêu quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại ?
+ Nhóm 4: Nêu quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo ?
- Các nhóm trình bày nội dung đã được phân công.
- Các nhóm khác có thể bổ sung nếu nhóm nào đó chưa trả lời đầy đủ.
- GV nhận xét và kết luận : è
* HĐ3: Sử dụng PP đàm thoại.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
C¸ch thùc hiƯn:
- Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ?
+ Học sinh trả lời.
+ GV nhận xét và kết luận : è
Tích hợp SKSS chủ đề : cuộc sống gia đình và XH
* HĐ4: Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân.
C¸ch thùc hiƯn:
­ Nhà nước ta đảm bảo các quyền dân chủ của công dân như thế nào?
HS trao đổi, trả lời.
GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:
­ Công dân có trách nhiệm thực hiện các quyền dân chủ như thế nào?
HS trao đổi, trả lời.
* GV nhận xét và kết luận : è
3) Quyền khiếu nại , tố cáo của công dân
a) Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
 Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. 
	Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền , lợi ích của công dân .
	Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 
b) Nội dung quyền khiếu nại , tố cáo của công dân : 
ï Người có quyền khiếu nại , tố cáo:
 Người khiếu nại : mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
 Người tố cáo : Chỉ có công dân có quyền tố cáo .
 ï Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại , tố cáo
 Người giải quyết khiếu nại: người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
 Người giải quyết tố cáo : người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ.
 Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết.
ï Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
 ­ Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
­ Bước 2 : Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.
­ Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
 Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên,hoặc kiện ra Toà Hành chính thuộc Toà án nhân dân giải quyết .
­ Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
 Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định , có quyền khởi kiện ra Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân.
ï Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
­ Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan , tổ chức , cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
­ Bước 2 : Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.
­ Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
­ Bước 4 : Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.
c) Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân
 Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân
a) Trách nhiệm của Nhà nước
­ Quốc hội ban hành Hiến pháp và các luật làm cơ sở pháp lí vững chắc cho sự hình thành chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. 
­ Chính phủ và chính quyền các cấp tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật. 
­ Tòa án và các cơ quan tư pháp phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh những vi phạm pháp luật.
b) Trách nhiệm của công dân
 Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ. 
4. Củng cố : 
 - Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
	- Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân.
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ. 
+ Đọc trước nội dung của bài 8.

File đính kèm:

  • docBai 7 (t20,21,22).doc