Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 23, 24 - Nguyễn Châu Tuấn

1. Kin thc :

 ­ Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản quyền học tập của công dân.

 ­ Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền sáng tạo của công dân.

 2. K n¨ng :

 ­ Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo của công dân theo quy định của pháp luật.

 3. Th¸i ® :

 ­ Có ý chí phấn đấu vươn lên, biết sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 23, 24 - Nguyễn Châu Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nhân , Nhà nước ta đã thừa nhận và bảo đảm các quyền khác, trong đó có quyền sáng tạo.
* HĐ2: Sử dụng PP đàm thoại.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : khái niệm, nội dung quyền sáng tạo của công dân.
C¸ch thùc hiƯn:
GV nêu tình huống : Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9 nhưng thương mẹ bóc lạc vất vả, anh mày mò chế tạo máy tách vỏ lạc. Thấy Lâm vất vả, cha mẹ nhiều lần can ngăn: “Mình là nông dân thì sáng tạo làm sao được? Thôi, dẹp đi con!”
Lâm vẫn kiên trì nghiên cứu và thử nghiệm, hơn 1 năm sau mới hoàn chỉnh xong máy tách vỏ lạc và đặt tên cho nó là Tùng Lâm. Cái máy của anh giúp giảm vất vả trong việc tách vỏ lạc, mà năng suất lại cao gấp 40 lần lao động thủ công. Lâm quyết định mang chiếc máy của mình đi đăng kí bản quyền sở hữu hữu công nghiệp.
Thấy vậy, cha anh e ngại: “Ôi trời! Gọi là sáng chế thì máy phải hiện đại, phải do kĩ sư, tiến sĩ sáng tạo ra mới được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp chứ. Mang nó đi làm gì cho mất công.”
Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha Lâm? Vì sao?
Học sinh nêu ý kiến và tranh luận.
GV nhận xét và kết luận.
- Quyền sáng tạo là gì ? Quyền sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với công dân ? Nội dung quyền sáng tạo của công dân ? HS có thể thực hiện quyền sáng tạo như thế nào?
- GV nhận xét và kết luận : è
. 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân :
a) Quyền học tập của công dân :
* Khái niệm : Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, theo đó, mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. 
* Nội dung :
- Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
- Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.
- Công dân có quyền học thường xuyên và suốt đời.
- Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
b) Quyền sáng tạo của công dân :
* Khái niệm : Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.
* Nội dung : Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữ u công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ. Cụ thể :
+ Khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KHKT và CN, phổ biến các tác phẩm và công trình KH, VH, nghệ thuật có lợi cho đất nước.
+ Luôn bảo vệ quyền sáng tạo của công dân, trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công dân.
4. Củng cố : 
 - Khái niệm, nội dung quyền học tập của công dân.
	- Khái niệm, nội dung quyền sáng tạo của công dân.
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ. 
+ Đọc trước nội dung tiếp theo của bài 8.
Tiết 24 - Bài 8
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (tt)
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
 ­ Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản quyền được phát triển của công dân.
 ­ Nắm được ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
 ­ Nắm được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
 2. Kü n¨ng : 
 ­ Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
 3. Th¸i ®é : 
 ­ Có ý chí phấn đấu vươn lên, biết sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. KiĨm tra : 
	Câu 1 : Nêu khái niệm và nội dung của quyền học tập của công dân ? 
 Câu 2 : Nêu khái niệm và nội dung của quyền sáng tạo của công dân?
	3. Dạy bài mới : 
 	Bên cạnh việc chăm lo cho mọi công dân có quyền học tập và sáng tạo, Nhà nước ta còn chú trọng công tác đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mọi công dân. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta tìm hiểu tiếp tục trong nội dung tiết học hôm nay.
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
* HĐ1: Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng ( hoặc thảo luận nhóm ). Tích hợp SKSS, chủ đề : QH giữa dân số với các thành phần khác.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Khái niệm, nội dung quyền được phát triển của công dân
C¸ch thùc hiƯn:
­ Các em được Nhà nước và gia đình quan tâm tới sự phát triển về trí tuệ, sức khoẻ, đạo đức như thế nào ? Đối với những trẻ em có năng khiếu thì Nhà nước tạo điều kiện phát triển năng khiếu như thế nào ? Vì sao các em có được sự quan tâm đó ? Em hiểu quyền được phát triển của công dân là gì ?
+ HS phát biểu.
+ GV : Các em có được sự quan tâm đó là do pháp luật nước ta quy định công dân có quyền được phát triển.
- GV chuyển ý: Các em đã biết quyền được phát triển của công dân. Vậy nội dung cụ thể của quyền này như thế nào ?
­ Em hiểu thế nào là công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ? Nêu ví dụ.
­ Em hiểu thế nào là công dân được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ? Nêu ví dụ.
­ Em hiểu thế nào là phát triển toàn diện ? Nêu ví dụ.
+ HS phát biểu.
+ GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận: è
* HĐ2: Sử dụng PP đàm thoại.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân 
C¸ch thùc hiƯn:
­ Việc NN công nhận quyền học tập của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với em ? Việc Nhà nước công nhận quyền sáng tạo của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với em ? Việc Nhà nước công nhận quyền được phát triển của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với em ?
+ HS nêu ý kiến.
+ GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận : è
* HĐ3: Sử dụng PP đàm thoại.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Trách nhiệm của NN và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân 
C¸ch thùc hiƯn:
­ Nhà trường đã đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của các em như thế nào ? Chính quyền địa phương đã đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của các em như thế nào ?
+ HS nêu ý kiến.
+ GV phân tích và bổ sung : Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hàng năm, Nhà nước dành khoảng 20% ngân sách quốc gia cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Thực hiện xong phổ cập giáo dục Tiểu học và đang thực hiện phổ cập Trung học cơ sở. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
ï Trách nhiệm của công dân
­ Các em cần làm gì để thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình ?
­ Liên hệ thực tế về việc thực hiện trách nhiệm công dân ở địa phương và trong cả nước?
GV kết luận: è
. 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân :
c) Quyền được phát triển của công dân :
 * Khái niệm : Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
 * Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung:
 - Được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. 
 - Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân :
 - Thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta. 
 - Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân :
a) Trách nhiệm của Nhà nước :
­ Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. 
­ Thực hiện công bằng XH trong giáo dục.
­ Khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
­ Bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
b) Trách nhiệm của công dân :
­ Có ý thức học tập tốt.
­ Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.
4. Củng cố : 
+ Khái niệm, nội dung cơ bản quyền được phát triển của công dân.
+ Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
+ Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ. 
+ Đọc trước nội dung của bài 9.

File đính kèm:

  • docBai 8 (t23,24).doc