Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 25 - Nguyễn Thị Niêm

1. Kiến thức:

- Hệ thống lại kiến thức đã học

- Khắc sâu kiến thức trọng tâm

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỷ năng ghi nhớ

- Kỷ năng làm bài trắc nghiệm + tự luận

3. Thái độ:

- Thái độ độc lập, sáng tạo trong thi cử kiểm tra.

- Phê phán hành vi gian lận trong thi cử

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 25 - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết thứ: 25: 
Ngày soạn: 
KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN: GDCD 12
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
- Hệ thống lại kiến thức đã học
- Khắc sâu kiến thức trọng tâm
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỷ năng ghi nhớ
- Kỷ năng làm bài trắc nghiệm + tự luận
3. Thái độ: 
- Thái độ độc lập, sáng tạo trong thi cử kiểm tra.
- Phê phán hành vi gian lận trong thi cử
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. GV: Ra đề chẵn lẽ và phát độc lập cho HS.
2. HS: Học bài và ôn bài trước ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I. Ổn định tổ chức lớp :
II. Kiểm tra các tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra 
III/ GV phát đề : 
Câu 1: Em hãy nêu quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo? (3.0 điểm )
Câu 2: Theo em, tại sao Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ta quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường,lớp khác nhau ? (2.0 điểm )
Câu 3: Nhà nước và công dân có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân? (3 điêm)
Câu 4: Một tổ bầu cử khi tiến hành bầu cử đã để thùng phiếu không có nắp để cử tri bỏ phiếu cho thuận tiện. Một số cử tri thấy vậy đã phản đối , vì cho rằng việc làm trên vi phạm nguyên tắc bầu cử . ( 2.0 điểm )
Hỏi : Theo em việc làm của tổ bầu cử có vi phạm nguyên tắc bầu cử không ? Vì sao ?
Đáp án: 
Câu 1: * Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
 *Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
 ­ Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
­ Bước 2 : Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.
­ Bước 3 : Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
 Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân giải quyết .
­ Bước 4 : Người giải quyết KN lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
 Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định , có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
*Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
­ Bước 1 : Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến CQ , TC , CN có thẩm quyền GQ tố cáo.
­ Bước 2 : Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết ND tố cáo.
­ Bước 3 : Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
­ Bước 4 : Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.
Câu 2: Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
Câu 3: *Trách nhiệm của nhà nước:
-Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền tự do cơ bản
-Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ PL từ trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân
*Trách nhiệm của công dân:
-Công dân phải nâng cao trình đoọ hiểu biết
-Có trách nhiệm đấu tranh, phê phán tố cáo nhứng hành vi sai trái…
-Tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành các quyết định bắt người…
-Công dân tự rèn luyện nâng cao ý thức pháp luật…
Câu 4: 
-Việc làm của tổ bầu cử là vi phạm nguyên tắc bầu cử.
-Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó , nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước 
*Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân
Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng , trực tiếp và bỏ phiếu kín. 
* Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân
 ­ Là cơ sở pháp lý-chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước,để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
­ Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.
4/ thu bài nhận xét, dặn dò:
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
...……………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 25 CD12.doc