Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 30, 31 - Nguyễn Châu Tuấn

 1. Kin thc :

 ­ Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại.

  Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.

2. K n¨ng :

  Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia.

 3. Th¸i ® :

 ­Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 30, 31 - Nguyễn Châu Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
uốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
 Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó từng điều ước quốc tế có thể có những tên gọi khác nhau như: hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư, v.v…
b) Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia
 Điều ước quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc tế. Các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng cách:
­ Ban hành văn bản pháp luật mới để cụ thể hóa nội dung của điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế liên quan.
­ Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên, tức là để điều ước quốc tế được thực hiện ở quốc gia mình.
4. Củng cố : 
+ Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân loại :
+ Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia
5. Dặn dò :
+ Học bài thật tốt. 
+ Đọc trước nội dung còn lại của bài 10.
Tiết 31 - Bài 10
PHÁP LUẬT VỚI HOÀ BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI (tt)
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
- Hiểu được sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
	 2. Kü n¨ng : 
­ Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia.
 3. Th¸i ®é : 
 ­Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. KiĨm tra : 
Câu 1 : Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại ?
	Câu 2 : Khái niệm điều ước quốc tế ? Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia ?
	3. Dạy bài mới : 
Hợp tác giữa Việt Nam với các nước được thực hiện thông qua nhiều hình thức và công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất, là cơ sở pháp lí để thực hiện có hiệu quả quá trình hợp tác. Vậy Việt Nam ta có thái độ như thế nào đối với các điều ước quốc tế.
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
* HĐ1: Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng ( hoặc thảo luận nhóm ). 
	Mơc tiªu: Giúp HS nắm được vấn đề : Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người 
	C¸ch thùc hiƯn:
GV giảng: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, tuỳ theo các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau mà vấn đề quyền con người được lý giải và thực hiện theo các cách khác nhau. Các văn bản pháp lý quốc gia đầu tiên nhắc đến quyền con người là : Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789, Luật về quyền công dân của Anh. Công xã Pari năm 1817 và đặc biệt là CM tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 đã đề cập vấn đề quyền con người một cách toàn diện và triệt để.
 Vậy thế nào là quyền con người ? Em biết những điều ước quốc tế nào về quyền con người mà Việt nam đã tham gia kí kết ?
+ HS trao đổi, trả lời.
+ GV nhận xét, giảng giải kết hợp trực quan sơ đồ.
GV giảng: Cho đến nay, cộng đồng quốc tế đã ký kết 24 điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó phải kể đến :
- Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948; Công ước về các quyền dân sự, chính trị 1966; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá; Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989.
ï Pháp luật Việt Nam về quyền con người:
Điều 50 Hiến pháp năm 1992 khẳng định : “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Nội dung quyền con người trong pháp luật Việt Nam được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như : Bộ luật Dân sự năm 2005 ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 ; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ; Luật Giáo dục năm 2005 ; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ; Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002 và 2006) 
* HĐ2: Sử dụng PP đàm thoại 
	 Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia 
	C¸ch thùc hiƯn:
­ Theo các em, thái độ của Việt Nam ta trong quan hệ với các nước láng giềng ? Em biết những điều ước quốc tế nào về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia mà Việt nam đã tham gia kí kết ?
HS trao đổi, phát biểu.
GV kết luận.
* HĐ3: Sử dụng PP đàm thoại 
	 Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế 
	C¸ch thùc hiƯn:
GV nêu câu hỏi đàm thoại : Em hiểu gì về Hiệp định CEPT ? Tại sao VN lại tham gia kí kết Hiệp định CEPT ? Em hiểu gì về tổ chức WTO ? Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ?
HS trao đổi, phát biểu.
GV giảng: Biểu hiện nổi bật nhất về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là việc nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 7-11-2006, sau 11 năm đàm phán gay go, quyết liệt, song phương với 28 nước thành viên WTO và vòng đàm phán đa phương Urugoay. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra trang sử mới của nước ta trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 
Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ?
+ Việt Nam được hưởng ưu đãi theo chế độ tối huệ quốc một cách vô điều kiện mà các nước thành viên dành cho nhau, theo đó hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên WTP chỉ chịu mức thuế suất rất thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam có thêm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
+ Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia một “luật chơi” chung toàn cầu, không bị phân biệt đối xử trong thương mại và tăng khả năng thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên, được giải quyết tranh chấp theo pháp luật thương mại quốc tế.
GV nêu câu hỏi đàm thoại:
­ Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người; về hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia; về hợp tác khu vực và quốc tế?
Cả lớp trao đổi, đàm thoại.
GV giải thích và kết luận
3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
a) Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người
	Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản đối với con người, như: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, v.v…
 Ngoài Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng khác về quyền con người.
b) Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
 - Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
 - Việt Nam đã kí kết các hiệp ước hoặc hiệp định với TQ, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
c) Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
ï Ở phạm vi khu vực
 Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN.
 Thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). 
 Năm 1998 nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). 
ï Ở phạm vi toàn thế giới
 Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài phạm vi ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
 Gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), nước ta tham gia hàng loạt điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế .
4. Củng cố : 
+ Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
5. Dặn dò :
+ Học bài thật tốt. 
+ Tiết tới thực hiện ngoại khóa tìm hiểu về luật giao thông đường bộ và bảo vệ môi trường.

File đính kèm:

  • docBai 10 (t30,31).doc
Bài giảng liên quan