Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 4, 5, 6 - Nguyễn Châu Tuấn
1. Kin thc :
- Nêu được các khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
2. K n¨ng :
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Th¸i ® :
- Có thái độ tôn trọng pháp luật.
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật .
Chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quả của thiệt hại cho xã hội và cho người khác do mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy trước. Ví dụ : Hút thuốc lá làm cháy rừng. GV rút ra khái niệm vi phạm pháp luật. GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật? GV giảng: 2 nguyên nhân : khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân chính, nguyên nhân phổ biến dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Giáo dục học sinh. * Hoạt động 2 : Sử dụng PP diễn giảng kết hợp đàm thoại. Mục tiêu : HS nắm được : KN trách nhiệm pháp lý. Cách thực hiện : ( Tích hợp môi trường ) Để dẫn dắt HS hiểu khái niệm và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí, Hỏi: Các vi phạm pháp luật gây hậu quả gì, cho ai? Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự ? GV sử dụng các ví dụ trong SGK, Bài đọc thêm Vết trượt từ chiếc mũ để phân tích làm rõ nội dung. Hỏi : Thế nào là trách nhiệm pháp lý ? Mục đích áp dụng trách nhiệm pháp lý ? HS trả lời. GV nhận xét và kết luận : è Ví dụ : Khoản 2 Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định : “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên thượng nguồn dòng sông có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn dòng sông trong việc điều tra phát hiện, xác định nguồn gây ô nhiễm nước sông và áp dụng các biện pháp xử lý”. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí : a) Vi phạm pháp luật * Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật : Thứ nhất : là hành vi trái pháp luật ( hành động hoặc không hành động ) Thứ hai : do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Thứ ba : người vi phạm PL phải có lỗi. è Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b) Trách nhiệm pháp lí Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm : + Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật . + Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc làm trái pháp luật . 4. Củng cố : - Vi phạm pháp luật ? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật ? - Trách nhiệm pháp lý ? Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý ? 5. Dặn dò : + Học bài cũ. + Đọc trước phần còn lại của bài 2. Tiết 6 - Bài 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (tt) I/ Mơc tiªu bµi häc : 1. KiÕn thøc : - Nêu được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. 2. Kü n¨ng : - Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3. Th¸i ®é : - Có thái độ tôn trọng pháp luật. - Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật . II/ Nội dung : + Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. III/ Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… IV/ Phương tiện và tài liệu : - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu. - SGK GDCD 12, SGV GDCD 12. V/ Tiến trình dạy học : 1. KiĨm tra : Câu 1 : Vi phạm pháp luật ? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật ? Câu 2 : Trách nhiệm pháp lý ? Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý ? 2. Vào bài mới : Chúng ta đã tìm hiểu trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, theo quy định của PL, có những loại vi phạm pháp luật nào ? Trách nhiệm pháp lý của những loại vi phạm pháp luật đó ? 3. Dạy bài mới : Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh Néi dung cÇn ®¹t * Ho¹t ®éng1: Sử dụng PP thảo luận nhóm kết hợp diễn giảng. Mơc tiªu: Giúp HS nắm được : Khái niệm các loại vi phạm PL và tránh nhiệm pháp lý kèm theo. C¸ch thùc hiƯn: Hỏi : Có những loại vi phạm PL nào ? GV : Chia lớp thành 4 nhóm, đánh số thứ tự và phân công nhiệm vụ từng nhóm tương ứng với thứ tự các loại vi phạm PL. Yêu cầu mỗi nhóm trong thời gian thảo luận 3 phút phải nêu được khái niệm, trách nhiệm pháp lý với loại vi phạm mà nhóm mình được giao. Sau đó, lần lượt các nhóm trình bày. Các nhóm tiến hành và cử đại diện trình bày kết quả. GV nhận xét và kết luận. ( GV có thể kẻ bảng để các nhóm điền vào ) ( Tích hợp môi trường ) GV yêu cầu HS trình bày 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng. * Hoạt động 2 : Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng. Mục tiêu : HS khắc sâu nội dung các loại vi phạm và trách nhiệm pháp lý. Cách thực hiện : GV yêu cầu HS cho ví dụ với tùng loại vi phạm trên và trách nhiệm pháp lý kèm theo. HS có 5 phút để suy nghĩ. Gọi HS xung phong lên bảng. GV : Nếu HS nào cho được 4 VD của 4 loại vi phạm chính xác thì điểm 10. Sai một VD 8 điểm. Tối đa là 4 học sinh. HS còn lại theo dõi và nhận xét. Nếu nhận xét và bổ sung đầy đủ những sai sót của bạn sẽ được tính điểm. GV cho VD : + Vi phạm hình sự : Người tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý là vi phạm hình sự, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. à Trách nhiệm hình sự : Khoản 1 Điều 197 về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý quy định : “Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. + Vi phạm hành chính: Đi xe mô tô, xe gắn máy vào đường ngược chiều hoặc vào đường cấm ; cửa hàng dịch vụ Internet mở cửa cho sử dụng dịch vụ sau 11 giờ đêm, quá giờ quy định ; người kinh doanh lấn chiếm vỉa hè ; gây rối trạt tự công cộng nhưng chưa gây hậu quả xấu. à Trách nhiệm hành chính : Điều 19 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định : “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục ; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế”. + Vi phạm dân sự : Người thuê cửa hàng đã tự ý sửa chữa cửa hàng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng ; người thuê xe ô tô không trả cho chủ xe đúng thời hạn thoả thuân hoặc làm hư hỏng xe. àTrách nhiệm dân sự : Bên B nhận gia công cho bên A một số sản phẩm là quần áo. Khi nhận hàng, bên A kiểm tra thấy hàng gia công không bảo đảm chất lượng như thoả thuận đã ghi trong hợp đồng, bên A có quyền yêu cầu bên B sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa trong thời hạn đã thoả thuận. Khi đó, bên A có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại. Nêu bên B không bồi thường thì bên A có quyền khởi kiện tại Toà án. Trong trường hợp này, quyết định của Toà án là có giá trị bắt buộc đối với bên B, nghĩa là bên B phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại. + Vi phạm kỷ luật : Người lao động tự ý bỏ việc nhiều ngày mà không có lý do chính đáng ; cán bộ, công chức thường xuyên đi làm muộn. à Trách nhiệm kỷ luật : Theo Điều 85 Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2006), hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong trường hợp : Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp ; Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. GV kết luận: Trong 4 loại trên thì vi phạm hình sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất và trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất mà Nhà nước buộc người vi phạm phải gánh chịu. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí : c) Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí: Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự , phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước . à Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật . Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. à Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước … do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. à Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật 4. Củng cố : + Vi phạm hình sự và trách nhiệm pháp lý. + Vi phạm hành chính và trách nhiệm pháp lý. + Vi phạm dân sự và trách nhiệm pháp lý. + Vi phạm kỉ luật và trách nhiệm pháp lý. 5. Dặn dò : + Học bài cũ. + Đọc trước nội dung của bài 3.
File đính kèm:
- Bai 2 (t4,5,6).doc