Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 4 - Nguyễn Thị Niêm

1- Về kiến thức

 - Nêu được khái niệm: Thực hiện PL, các hình thức và các giai đoạn thực hiện PL.

 - Hiểu được thế nào là vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.

2- Về kỹ năng

 - Biết cách thực hiện Pl phù hợp lứa tuổi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 4 - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 4. Soạn ngày:10/8/2010. 
Bài 2( 3 tiết)
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Về kiến thức
 - Nêu được khái niệm: Thực hiện PL, các hình thức và các giai đoạn thực hiện PL.
 - Hiểu được thế nào là vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.
2- Về kỹ năng
 - Biết cách thực hiện Pl phù hợp lứa tuổi.
3- Về thái độ
 - Nâng cao ý thức tôn trọng PL.
 - Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng PL và phê phán những hành vi vi phạm PL.
 B. CHUẨN BỊ
 1- Ph ương tiện
 - SGK, SGV 12, Tình huống GDCD 12, Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
 - HP 1992, Bộ luật HS năm 1999, Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật lao động (sửa đổi bổ xung 2006), pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, luật HN & GĐ 2000…
 2- Thiết bị
 - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có..
 - Tranh , ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 1. Thế nào là quản lí xh bằng PL? Muốn qlí xh bằng PL, nhà nước phải làm gì?
 2. Tại sao nói PL là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân?
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
* Hoạt động 1
- GV: Yêu cầu HS đọc 2 tình huống VD sgk; sau đó hướng dẫn HS khai thác vấn đề theo câu hỏi sau:
+ Tình huống 1: Chi tiết nào thể hiện hành động thực hiện PL giao thông đường bộ một cách có ý thức (tự giác), có mục đích? Sự tự giác đã đem lại tác dụng như thế nào?
+ Tình huống 2: Để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng PL xử phạt vi phạm hành chính)> Mục đích của xử phạt đó là gì? (răn đe và giáo dục)
- HS: Trả lời
- GV: Tổng kết và nêu khái niệm sgk.
* Hoạt động 2
Thảo luận nhóm:
- GV: Kẻ bảng phân công từng nhóm trình bày theo yêu câu đượcgiao.
- HS: Đại diện trình bày.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
* Các quyền nghĩa vụ công dân không tự phát sinh hay chấm dứt nếu không có một văn bản, quyết định áp dụng PL của cơ quan nhà nước có thảm quyền.
* Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm PL hoặc giải quyết tranh chấp. Căn cứ vào QĐ của cơ quan nhà nước, người vi phạm hoặc các bên tranh chấp phải thực hiện quyền, nghĩa vụ theo qui định PL.
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
a) Khái niệm thực hiện pháp luật
- 2 VD sgk việc tuân theo PL của CD và việc vận dụng PL của cảnh sát giao thông đều là hành vi phù hợp qui định của PL (hành vi hợp pháp), để Pl giao thông được thực hiện trong cuộc sống.
- Thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
b) Các hình thức thực hiện pháp luật
Gồm 4 hình thức sau:
STT
Hình thức thực hiện PL
Nội dung
Ví dụ
1
Sử dụng PL
Cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì PL cho phép làm
Quyền tự do kinh doanh, lựa chọn ngành ghề…
2
Thi hành PL
…Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì PL qui định phải làm.
Nghĩa vụ nộp thuế…
3
Tuân thủ PL
…Không làm những điều PL cấm.
Không buôn bán hàng cấm…
4
Áp dụng PL
Căn cứ PL ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức (**)
- Quyền kết hôn..
- Trốn thuế phải nộp phạt…
- Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện PL:
* Giống nhau: đều là hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện.
* Khác nhau: Trong hình thức sử dụng PL thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình không bị ép buột phải thực hiện.
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 Bảng pân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện PL:
Sử dụng PL
Thi hành PL
Tuân thủ PL
Áp dụng PL
Chủ thể
Cá nhân, tổ chức
Cá nhân, tổ chức
Cá nhân, tổ chức
Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền
Mức độ chủ động của chủ thể
Chủ động thực hiện quyền (những việc được làm)
Chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm)
Không làm những việc bị cấm
Cơ quan hà nước chủ động ra QĐ hoặc thực hiện hành vi PL theo đúng chức năng, thẩm quyền được giao.
Cách thức thực hiện
Nếu PL không qui định thì cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn, thoả thuận ( VD: các bên có thể tự thoả thuận kĩ các hợp đồng mua bán tài sản, cách thức trao tài sản, thời gian giao trả tiền và tài sản, địa điểm thực hiện)
Bắt buộc tuân thủ các thủ tục, trình tự chặt chẽ do PL qui định.
 5. Hướng dẫn về nhà
 Câu hỏi sgk tr 26-đọc tiếp bài 2.

File đính kèm:

  • docTiet 4-CD12.doc
Bài giảng liên quan