Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 7 - Nguyễn Châu Tuấn

 1. Kin thc :

 - Hiểu được thế nào là công dân được bình đẳng trước PL về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí .

 - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .

 2. K n¨ng : Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

 3. Th¸i ® : Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước PL.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 7 - Nguyễn Châu Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 7- Bài 3
CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
 	- Hiểu được thế nào là công dân được bình đẳng trước PL về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí .
 	- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .
 2. Kü n¨ng : Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
 3. Th¸i ®é : Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước PL. 
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. KiĨm tra : 
Câu 1 : Thế nào là vi phạm hình sự, vi phạm hành chính ? Trách nhiệm pháp lý với 2 loại vi phạm PL trên ?
	Câu 2 : Thế nào là vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật ? Trách nhiệm pháp lý với 2 loại vi phạm PL trên ?
 3. Dạy bài mới : 
Con người sinh ra đều mong muốn được sống trong một xã hội bình đẳng, nhân đạo, có kỉ cương. Mong muốn đó có thể thực hiện được trong xã hội duy trì chế độ người bóc lột người hay không? Nhà nước ta với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã đem lại quyền bình đẳng cho công dân. Vậy, ở nước ta hiện nay, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện trên cơ sở nào và làm thế nào để quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ? : Quyền bình đẳng xuất phát từ quyền con người là quyền cơ bản nhất của quyền con người. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã khẳng định : “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nêu rõ : “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
GV giảng : Điều 52 Hiếp pháp năm 1992 Việt Nam quy định : “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
- Theo các em hiểu : Như thế nào là bình đẳng trước pháp luật ?
- GV nhận xét và kết luận : è
* Ho¹t ®éng1: Sử dụng PP đàm thoại, thoả luận nhóm kết hợp diễn giảng.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được nội dung : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
 C¸ch thùc hiƯn:
GV cho HS đọc lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong SGK cuối trang 27. Sau đó, GV hỏi:
- Bác đã đề cập đến những quyền cơ bản nào trong lời tuyên bố trên ?
­ Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố trên của Bác?
à Học sinh trả lời. GV nhận xét và kết luận.
GV hỏi : NTN là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân ?
Nội dung bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như thế nào ?
à HS trả lời. GV nhận xét và kết luận è
GV cho HS thảo luận nhóm ( 2 em ) theo nội dung tình huống ở giữa trang 28 SGK.
HS trình bày các ý kiến của mình.	
GV kết luận : Như vậy, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật mọi công dân đều bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, nhưng trên thực tế, việc sử dụng quyền và thực hiện các nghĩa vụ còn phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi cá nhân. 
* Hoạt động 2 : Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng.
	Mục tiêu : HS nắm được nội dung : công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
	Cách thực hiện :
GV nêu tình huống : Một nhóm thanh niên rủ nhau đua ô tô với lí do nhà hai bạn trong nhóm mới mua ô tô. Bạn A có ý kiến không đồng ý vì cho rằng các bạn chưa có Giấy phép lái xe ô tô, đua xe nguy hiểm và dễ gây tai nạn; bạn B cho rằng bạn A lo xa vì đã có bố bạn B làm trưởng công an quận, bố bạn C làm thứ trưởng của một bộ. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra đã có phụ huynh bạn B và bạn C “lo” hết. Cả nhóm nhất trí với B. 
Em hãy nêu thái độ và quan điểm của mình trước những ý kiến trên? Nếu nhóm bạn đó học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?
HS phát biểu, đề xuất cách giải quyết.
GV nêu một vụ án điển hình: Vụ án Trương Văn Cam. 
GV giúp HS hiểu: Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm pháp luật. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các chế tài theo quy định của pháp luật.
+ Hiểu NTN là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý ? Nội dung bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu như thế nào ?
HS trả lời.
GV : kết luận è
* Hoạt động 3 : Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng.
	Mục tiêu : HS hiểu được Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .
	Cách thực hiện :
Hỏi: Công dân thực hiện quyền bình đẳng trước PL trên cơ sở nào ?
Bản thân em được hưởng những quyền và thực hiện nghĩa vụï gì theo quy định của pháp luật ? Vì sao Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật?
HS trả lời.
GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục 3 SGK tr 29 ? Trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước PL ?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận : è
GV phân tích và chứng minh.
GV giảng: Theo Điều 51 Hiến pháp 1992: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”. Quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân, không cho phép bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và quy định các nghĩa vụ cho công dân.
GV kết luận: Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
 Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật .
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 
 Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật . Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân .
­ Một là : Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. 
­ Hai là : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội .
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí :
 Là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật .
­ Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
­ Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .
- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ.
- Xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, XH.
- Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
4. Củng cố : 
ï Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?
ï Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung của bài 4.

File đính kèm:

  • docBai 3 (t7).doc
Bài giảng liên quan