Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 12 - Bùi Thúy Nga

 1. Kiến thức: Nêu được thế nào là tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

 2. Kĩ năng:

 -Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.

 -Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

 3. Thái độ: Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 12 - Bùi Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 12 NS:12/11/2012
Tiết 12 ND:14/11/2012
 BÀI 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Nêu được thế nào là tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
 2. Kĩ năng: 
 -Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
 -Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
 3. Thái độ: Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Kĩ năng hợp tác trong thực hiện hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, kĩ năng thể hiện sự tự tin trươc đám đông, kic năng tư duy phê phán,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là lịch sự, tế nhị?.
 - Em sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức này?. Nêu 1số biểu hiện cụ thể
 3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài : Đọc trên sách, báo chúng ta biết được nhiều tấm gương học giỏi, chăm ngoan, tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tích cực, tự giác. Vậy để hiểu điều có ý nghĩa gì, hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu bài:“Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ’’
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Gv: Gọi hs đọc truyện.
Thảo luận nhóm
 Nhóm 1: Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì? 
-Con ngoan trò giỏi, CNBH -Nhà báo
 Nhóm 2: Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì?
- Cố gắng học tập, viết dịch thơ văn, vẽ tranh.
- Sáng lập nhóm, tham gia các câu lạc bộ.
- Giúp đỡ mẹ trong công việc nội trợ.
Nhóm 3: Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hoạt động tích cực tự giác như vậy?
- Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực đáng được học tập, noi theo.
Nhóm 4: Em học tập được những gì ở bạn Trương Quế Chi?
- Cần phải biết xác định được ước mơ, lý tưởng và biết lập kế hoặc thực hiện những ước mơ lí tưởng mà mình đã đặt ra
Hs: Các nhóm trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Muốn trở thành con ngoan, trò giỏi thì cần cố gắng kiên trì, vượt khó, tranh thủ thời gian học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
1.Truyện đọc: Điều ước của Trương Quế Chi
- Suy nghĩ và ước mơ của Trương Quế Chi: Con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, nhà báo
Gv: Hãy kể tên một số hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết?
HS: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung
- Tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của lớp, nhà trường.
- Ủng hộ đồng bài bị thiên tai, lũ lụt.
- Tham gia các câu lạc bộ học tập.
Gv: Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận.
Tình huống: Bạn Đức rất hiếu học, là học sinh giỏi, lại chăm ngoan, nhưng bạn rất ngại khi tham gia các họat động do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, không mấy khi chịu vận động vui chơi, vì sợ mất thời gian học tập, bạn không thích quan tâm đến ai. Chỉ cần lo cho bản thân mình học tốt là đủ. Đức suốt ngày như con mọt sách, vóc dáng như ông cụ non, nhìn Đức ai cũng ái ngại. 
 ? Theo em cách sống của Đức có chỗ nào cần điều chỉnh?
 ? Tìm những biểu hiện thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của lớp, nhà trường.
- Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
- Tự giác tham gia các hoạt động của lớp.
- Tham gia các câu lạc bộ học tập
Gv: Đặt các câu hỏi?
?:Trái với tích cực, tự giác là biểu hiện như thế nào?
-lười biếng, không tự giác trong các hoạt động:trốn tránh trách nhiệm, ngại khó, làm uể oải, cầm chừng, dựa dẫm người khác, phải nhắc nhở, thúc giục mới làm ,
 ? Hoạt động tập thể là gì? Hãy nêu một số nội dung của hoạt động tập thể?
- Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức.
- Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao...
? Hoạt động xã hội là gì? Nêu một số nội dung về hoạt động xã hội?.
-* Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.
- Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác....
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận
 Luyện tập – củng cố.
Gv: ?Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ.
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét
Cho HS chơi trò chơi nhìn ảnh đoán tên hoạt động.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31
2.Nội dung bài học:
 *Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
 *Tự giác: là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.
a.Biểu hiện: tham gia đầy đủ; hứng thú, nhiệt tình; làm tốt các nhiệm vụ được giao không cần ai kiểm tra, nhắc nhở.
*Trái với tích cực, tự giác là: lười biếng, không tự giác trong các hoạt động: trốn tránh trách nhiệm, ngại khó, làm uể oải, cầm chừng, dựa dẫm người khác, phải nhắc nhở, thúc giục..
3.Bài tập:
4.Củng cố:
GV : Để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, mỗi học sinh cần có tinh thần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Ý thức tập thể, tính cộng đồng là điều kiện tốt để giúp cho mỗi cá nhân trưởng thành và hoàn thiện mình.
5.Đánh giá: Gọi 1 vài hs lên chỉ huy trò chơi. 
6. Hoạt động tiếp nối:
 - Học bài
 - Xem trước nội dung còn lại của bài
 - Tổ 2 chuẩn bị trò chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/31.
 - Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội	có ý nghĩa gì?
7.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCD6.12.doc
Bài giảng liên quan