Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 21 - Bùi Thúy Nga
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Thế nào là công dân.Căn cứ để xác định công dân một nước.
- Thế nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam .
2.Kĩ năng:
- Biết thực hiện quyền công dân phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ:
- Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuần 22 NS:19/1/2013 Tiết 21 ND:21/1/2013 Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu - Thế nào là công dân.Căn cứ để xác định công dân một nước. - Thế nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam . 2.Kĩ năng: - Biết thực hiện quyền công dân phù hợp với lứa tuổi. 3. Thái độ: - Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI: - kĩ năng kiên định, kĩ năng giao tiếp, III . TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. 1. Ổn định lớp: Chào lớp, nắm sĩ số. 2 . Kiểm tra bài cũ: - Nêu các quyền của em trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội? - Em có cách ứng xử như thế nào khi: Thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: Chúng ta luôn tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy công dân là gì? Những người như thế nào được cô ng nhận là công dân nước công hòa XHCN Việt Nam. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 13. Hoạt động của thầy và trò Nội dung KT cần đạt GV: Cho HS đọc tình huống trong Sgk HS: Đọc GV: Nêu câu hỏi: Theo em A-li-sa nói như vậy có đúng không? Vì sao? HS: Trả lời: Gv: Nhận xét, bổ sung. - A-li-a nói đúng. Bạn là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (Nếu bố, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a, theo luật quốc tịch Việt Nam: Trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ có quốc tiịch Việt Nam còn người kia có quốc tịch nước ngoài thì quốc tịch của con do cha mẹ thỏa thuận ). GV: Cung cấp những thông tin cần thiết giúp HS hiểu khái niệm về công dân - Công dân: người dân của một nước và mang quốc tịch nước đó. - Dưới chế độ phong kiến dân là thần dân, phải thờ vua, vâng lời quan, dân không có quyền - Dưới thời thuộc Pháp, Mỹ, dân ta bị chúng coi là" dân bảo hộ" - Khi nhà nước được độc lập, dân chủ người dân mới có địa vị là công dân. GV: Có người cho rằng CD là chỉ những người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp và phải từ 18 tuổi trở lên. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?. GV: Các em có phải là một công dân không?. HS: Trả lời. Gv: Nhận xét, bổ sung. Để hiểu rõ công dân là ai? Họ liên quan như thế nào đến quốc tịch?Quyền quốc tịch của công dân Việt Nam là gi? Đó là các vấn đề mà chúng ta cần hiểu và xác định đúng. Để giúp các em hiểu rõ những vấn đề này chúng ta tìm hiểu sang phần tiếp theo. 1.Tình huống: - A-li-a nói đúng. Bạn là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (Nếu bố, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a, theo luật quốc tịch Việt Nam: Trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ có quốc tiịch Việt Nam còn người kia có quốc tịch nước ngoài thì quốc tịch của con do cha mẹ thỏa thuận ). - Gv: Đặt các câu hỏi? Qua trên em hiểu công dân là gì? Gv: giới thiệu luật quốc tịch. ? Thế nào là công dân Việt Nam ? Căn cứ để xác định công dân của mỗi nước là gì? Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, kết luận .Căn cứ để xác định công dân của một nước: - Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân nước đó. - Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam. - Mọi người dân ở nước CHXHCNVN đều có quyền có quốc tịch VN. - Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN. Giải thích: Quốc tịch là dấu hiệu pháp lý, xác định mối quan hệ giữa một người dân cụ thể với một nhà nước, thể hiện sự phụ thuộc về một nhà nước nhất định của một người dân. + Là ĐK bắt buộc ( phải có) để 1 người dân được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân và được nhà nước bảo hộ. + Một người dân mang QT nước nào thì được hưởng các quyền và nghĩa vụ CD theo PL nước đó quy định. + Là căn cứ để phân biệt CD của nước này với CD của nước khác và những người không phải là CD. Gv: Đặt các câu hỏi. ? Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, có được coi là CD Việt Nam không? Vì sao?. ? Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, có được coi là CD Việt Nam không? HS: Trao đổi ý kiến và phát biểu GV: Nhận xét và giải thích cho HS hiểu trong 2 trường hợp trên: - Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, không được coi là CD Việt Nam - Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, tự nguyện tuân theo PL VN thì được coi là CD Việt Nam ? Em có phải là CD Việt Nam không? ? Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những ai? Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, bổ sung. Gv: Đặt câu hỏi. ?Hiện nay, ở nước ta ngoài CD Việt Nam ra còn có những ai?. Hs: Trả lời.( CD nước ngoài và người không có QT) Gv: Nhận xét, bổ sung. - Người nước ngoài: người có quốc tịch nước ngoài. - Người không có quốc tịch: người không có quốc tịch Việt Nam và không có quốc tịch nước ngoài. ? Ở nước VN, những ai có quyền có QT? Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, kết luận điều kiện để có quốc tịch Việt Nam. 2.Nội dung bài học: a.Công dân là dân của một nước. - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó. - Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam. * Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam: - Mọi người sinh sống trên lãnh thổ VN có quyền có quốc tịch VN. - Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch: + Phải từ 18t trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại VN, tự nguyện tuân theo pháp luật VN +Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ tổ quốc VN + Là vợ, chồng, con, bố ,mẹ(kể cả bố mẹ nuôi, con nuôi) của công dân VN - Đối với trẻ em + Trẻ em có cha mẹ là người VN. +Trẻ em sinh ra tại VN và xin cư trú tại VN. +Trẻ em có cha (mẹ) là người VN. +Trẻ em nhìn thấy trên lãnh thổ VN nhưng không biết cha mẹ là ai. 4.Củng cố: GV khái quát nội dung tiết học. 5.Đánh giá: GV. Cho HS làm bài tập a SGKHS. Làm bài, . GV: Nhận xét Công dân VN là: Người VN đi công tác có thời hạn ở nước ngoài. Người VN phạm tội bị giam tù - Người VN dưới 18 tuổi 6.Hoạt động tiếp nối:: - Về nhà học bài cũ, làm các bài tập còn lại ở SGK - Sưu tầm gương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân ở trường và địa phương. - Tự lập kế hoạch học tập, rèn luyện để trở thành CD có ích cho đất nước. 7.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD6.21.doc