Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 23 - Bùi Thúy Nga

1. Kiến thức: Giúp Hs

 - Nắm được một số quy định khi tham gia giao thông.

 - Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông.

 - Tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.

 - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp.

 - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông.

 - Thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.

 - Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 23 - Bùi Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 24 NS: 16/02/2013
Tiết 23 ND:18/02/1013
BÀI 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
( tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Giúp Hs
 - Nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. 
 - Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông.
 - Tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.
 - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường.
 2. Kĩ năng: 	
 - Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp.
 - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông.
 - Thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.
 - Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
 II.CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán,...
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra 15 phút.
 3.Bài mới: 
* Giới thiệu: Như các em đã biết, GTVT là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống cho mọi người. GT có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đơi sống xã hội. Nhưng bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: Sau chiến tranh và thiên tai thì ti nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó...
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: ( 7 phút) Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay và nguyên nhân
Gv: Cho HS quan sát bảng thống kê về tình hình tai nạn giao thông sgk.
- Đọc phần thông tin sự kiện ở sgk.
Gv: Em có nhận xét gì về tai nạn giao thông ở trong nước và ở địa phương?
HS: trả lời
GV: Chốt lại: Như vậy TNGT ngày càng gia tăng, nhiều vụ nghiêm trọng đã xảy ra, trở thành mối quan tâm lo lắng của từng gia đình, của toàn xã hội. 
Gv: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?.
HS: Trả lời.
GV: Vậy trong những nguyên nhân trên, Nguyên nhân nào là phổ biến?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận
GV: Chúng ta cần có những biện pháp nào để tránh TNGT, đảm bảo ATGT khi đi đường?
+ Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
 + Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
 + Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
+ Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
I. Thông tin, sự kiện.
 Tình hình tai nạn giao thông hiện nay:
- Ngày nay tình hình TNGT rất nghiêm trọng. Ở trong nước và tại địa phương số vụ tai nạn giao thông có người chết và bị thương ngày càng tăng. Có người mất đi cuộc sống, có người mất sức lao động, để lại di chứng suốt cả cuộc đời.
Gây hậu quả: Thiệt hại về tính mạng và tài sản.
* Nguyên nhân:
- Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt. Chưa tự giác chấp hành luật lệ giao thông.
- Dân số tăng nhanh.Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Các phương tiện tham gia giao thông còn thô sơ.
- Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế.
- Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
Hoạt động 2: (13’) Tìm hiểu các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi đi đường, HS quan sát, nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo.
*Thảo luận giúp Hs hiểu một số quy định về đi đường.
Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?
HS: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
 - Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
Gv: Kết luận.
Gv: Hãy nêu những hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại hiệu lệnh khi người cảnh sát giao thông đưa ra?.( Gv có thể giới thiệu cho hs).
Gv: Hãy kể tên các loại đèn tín hiệu và ý nghĩa của các loại đèn đó?.	
Gv: Hãy kể tên một số loại biển báo mà em biết và nêu ý nghĩa của nó?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận 
Gv: Giới thiệu hệ thống vạch kẻ đường và tường bảo vệ.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1/ Biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường.
 Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
2/ Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ 
a/ Đèn tín hiệu giao thông:
+ Đèn đỏ Cấm đi
+ Đèn vàng Đi chậm lại-dừng trước vạch.
+ Đèn xanh Được đi
b/ Biển báo hiệu đường bộ:
Gồm 5 nhóm:
+ Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen, thể hiện điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, nền màu vàng có viền đỏ, thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng.
+ Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng, báo điều phải thi hành.
+ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật ( vuông) nền xanh lam, báo những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác.
+ Biển phụ: Hình chữ nhật ( vuông)- thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơn các biển báo khác.
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Vạch kẻ đường.	
- Hàng rào chắn, tường bảo vệ...
Hoạt động 3: ( 6’). Luyện tập – củng cố.
Gv: Khái quát nội dung toàn bài.
Gv: HD học sinh làm bài tập b sgk/40.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, đưa ra đáp án.
* Bài tập b:
- Biển báo 305 cho phép người đi bộ được đi.
- Biển báo 304 cho phép người đi xe đạp được đi
? Ở thôn, ở trường em đã có những hoạt động, việc làm gì để hưởng ứng tích cực tháng ATGT?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung
.
4.Củng cố: nhắc lại NDBH.
5.Đánh giá:
Em hiểu thế nào về tín hiệu đèn?	Xanh , đỏ, vàng
6.Hoạt động tiếp nối:
 - Học bài, xem trước nội dung còn lại.
 - Vẽ các loại biển báo giao thông vào vở ( Mỗi loại ít nhất một kiểu).
 - Làm bài tập a,d ở SGK
 - Sưu tầm tranh ảnh về các trường hợp vi phạm trật tự ATGT của người đi bộ và đi xe đạp.
7.Rút kinh nghiệm:
..
.

File đính kèm:

  • docCD.23.doc
Bài giảng liên quan