Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 25 - Bùi Thúy Nga

1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu

 - Ý nghĩa của việc học tập.

 -Hiểu nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nối chung, trẻ em nói riêng.

2. Kĩ năng:

 - Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

 - Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân.

 - Siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

3. Thái độ:

Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 25 - Bùi Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 26 NS: 02/3/2013
Tiết 25 ND: 04/3/2013
BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP ( tiết 1)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu 
 - Ý nghĩa của việc học tập.
 -Hiểu nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nối chung, trẻ em nói riêng.
2. Kĩ năng: 
 - Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
 - Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân.
 - Siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.
3. Thái độ: 
Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.
II/CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Kĩ năng phê phán hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập, kĩ năng tringf bày ý tưởng, kĩ năng hợp tác,...
III/TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1/Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số vắng.......p.....kp........
 2/Kiểm tra bài cũ:
 ? Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào? Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo đảm TT ATGT?
3.Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Cho HS xem hình ảnh Bác Hồ đến thăm lớp bình dân học vụ. 
GV: Em có biết tại sao Đảng và Nhà nước lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân hay không? ( Vì đó là quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi đi học). Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, vậy nội dung đó được thể hiện như thế Nào. Chúng ta sẽ học bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được sự thay đổi ở huyện đảo Cô Tô là nhờ có sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
* Cách tiến hành
Gv: Gọi HS đọc truyện sgk.
HS thảo luận theo nội dung những câu hỏi sau:
 Nhóm 1. Cuộc sống của người dân ở Cô Tô trước đây như thế nào?
TL: Trước đây như một quần đảo hoang vắng, trình độ dân trí thấp, trẻ em Cô Tô không có điều kiện để được đi học.
 Nhóm 2: Ngày nay Cô Tô có sự thay đổi gì?
 TL:Trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường
 Năm 2000 Cô Tô được công nhận hoàn thành mục tiêu quốc gia chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học .
Nhóm 3,4: Vì sao Cô Tô đạt được kết quả tốt đẹp như vậy?
TL: Do sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
GV: Kết luận:Trẻ em có quyền học tập, gia đình, nhà trường và xã hội tạo điều kiện hết mức để trẻ em được học tập. Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích.
1.Truyện đọc:Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô.
-Trước đây Cô Tô: như một quần đảo hoang vắng, trình độ dân trí thấp, trẻ em Cô Tô không có điều kiện để được đi học.
-Nay: Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường
 Năm 2000 Cô Tô được công nhận hoàn thành mục tiêu quốc gia chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học .
èdo gia đình, nhà trường, toàn xã hội quan tâm.
Gv chia nhóm, thảo luận (3’)
Nhóm 1, 2: Vì sao chúng ta phải học tập?
TL: Nhờ học tập chúng ta mới có hiểu biết có kiến thức, mới tiến bộ và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Nhóm 3: : Học tập để làm gì?
 TL:Em học tập để có kiến thức nhằm xây dựng cho tương lai của bản thân và đất nước.
Nhóm 4: Nếu không học sẽ bị thiệt thòi như thế nào?
TL:Nhờ học tập, chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích. Nếu không đi học sẽ không biết chữ, không có hiểu biết...
Gv: Kết luận ý nghĩa của việc học tập.
GV: - Giới thiệu điều 59 Hiến pháp 1992
Điều 10 luật BV,CS và GD trẻ em
Điều 1 luật phổ cập giáo dục tiểu học.
Gv: Theo em những ai có quyền học tập ?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hãy kể các hình thức học tập mà em biết?
TL:
- Học ở trường, ở lớp.
- Học ở lớp học tình thương.
- Học phổ cập.
- Vừa học vừa làm.
- Học từ xa.
- Học ở trung tâm giáo dục thường xuyên
Công dân có nhiều con đường, nhiều cơ hội học tập có thể học tập suốt đời.
Gv: Công dân phải có những nghĩa vụ gì trong học tập?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Kết luận quy định của pháp luật về học tập.
 Ở địa phương em có những trường nào dành cho trẻ em khuyết tật không?
2.Nội dung bài học:
 a. Ý nghĩa của việc học tập.
- Đối với bản thân:Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm,hạnh phúc
-Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng dân giàu nước mạnh.
b. Những nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em:
Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
a)Quyền:
- Mọi công dân có thể học không hạn chế, học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình, có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.
b. Nghĩa vụ học tập:
- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục nước ta. Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
GV: Em hãy kể một số tấm gương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV: Tình huống: “Bạn A là một học sinh giỏi, bỗng dưng nghỉ học. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh và nguyển rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lý do không cho bạn đi học thì được biết là nhà đang thiếu người phụ bán hàng”.
Câu hỏi: Em nhận xét sự việc trên? Nếu em là bạn của A, em sẽ làm gì để giúp bạn tiếp tục đi học?
HS: Thảo luận nhóm đôi và trả lời cá nhân.
- Nhận xét: Mẹ bắt A nghỉ học là sai, vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của A.
- Nếu là bạn của A em sẽ đến nhà vận động mẹ của bạn cho bạn đi học, giúp bạn chép bài
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét.
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/42.
4.Củng cố: Gv kết luận nội dung tiết học:Học tập vô cùng quan trọng. Trẻ em có quyền học tập và đồng thời có nghĩa vụ học tập tốt, phấn đấu trở thành người công dân tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5. Đánh giá: Em đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập chưa? Vì sao? Cách khắc phục,...
6.Hoạt động tiếp nối: 
* Bài cũ:
+ Học bài cũ
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 50,51.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 15:(tiếp theo)
+ Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang 50, 51.
+ Tìm tranh ảnh, tấm gương vượt khó vươn lên trrog học tập. 
7.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCD6.25.doc