Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 26 - Bùi Thúy Nga

1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu

 -Trách nhiệm của gia đình đối với việc hoc tập của con em, và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.

2. Kĩ năng:

 - Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

 - Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân.

 - Siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

3. Thái độ:

Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 26 - Bùi Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 27 NS: 9/ 3/ 2013
Tiết 26 ND:11/3/2013
BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (tt)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu 
 -Trách nhiệm của gia đình đối với việc hoc tập của con em, và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.
2. Kĩ năng: 
 - Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
 - Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân.
 - Siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.
3. Thái độ: 
Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.
II/CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 -Kĩ năng phê phán hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập, kĩ năng trình bày ý tưởng, kĩ năng hợp tác,...
III/TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1/Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số vắng.......p.....kp........
 2/Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1. Tại sao nói học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân?.
 Câu 2. Hãy kể một số hình thức học tập và các bậc học hiện nay ở nước ta?
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 3/Bài mới:
 *Giới thiệu :Chúng ta đã biết quyền và nghĩa vụ học tập.Vậy để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập thì gia đình và nhà nước có trách nhiệm gi. Ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hs thảo luận (3’)
Tình huống:
ND: An và khoa tranh luận với nhau.
An nói, học tập là quyền của mình, muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học.
- Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng.
 Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến của An và Khoa? Ý kiến của em về việc học tập là gì?
Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung.
Gv: chốt lại.
GV: Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo lại có điều kiện di học không?
Hs: Trả lời.
Gv: Giới thiệu điều 9 – Luật giáo dục“học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, đại vĩ xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập’’.
Gv: Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?.
Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận trách nhiệm của nhà nước.
II.Nội dung bài học: (tt)
 1.
 2.
3. Trách nhiệm của gia đình, và vai trò của Nhà nước:
a) Trách nhiệm của gia đình:tạo đk cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của trường. Người lớn phải giáo dục , làm gương con em mình.
b)vai trò của Nhà nước:
- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:
+ Mở mang hệ thống trường lớp.
+ Miễn học phí cho học sinh tiểu học.
+ giúp đỡ người nghèo
+đối tượng chính sách, ưu đãi.....
Gv: tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn ai”
Chia lớp thành 2 nhóm.
- Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tốt trong học tập.
- Nhóm 2: Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
HS: lần lượt lên ghi lại kết quả của nhóm mình.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn?.
Gv: Nhận xét, kết luận trách nhiệm của học sinh.
- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
- Thực hiện tốt các quy định về quyền và nghĩa vụ học tập.
Gv: HD học sinh làm BT c),d) sgk
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận bài tập.
BT c) 
Trẻ em khuyết tật có thể học ở những trường mà nhà nước dành riêng cho họ. 
Với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:
Học ở lớp học tình thương.
Ngày đi làm, tối học ở TTGDTX
Học ở TT vừa học, vừa làm
Học qua chương trình giáo dục từ xa trên truyền hình
Bài tập d)
- Em sẽ giải quyết: Ngày đi làm, tối đi học.
Gv: HD học sinh làm BT e) sgk
Làm các bài tập ở sách bài tập tình huống.
Đọc truyện và giới thiệu một số gương về học tập. ( sbt/47)
IIII.Bài tập:
BT c) 
Trẻ em khuyết tật có thể học ở những trường mà nhà nước dành riêng cho họ. 
Với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:
Học ở lớp học tình thương.
Ngày đi làm, tối học ở TTGDTX
Học ở TT vừa học, vừa làm
Học qua chương trình giáo dục từ xa trên truyền hình
Bài tập d)
- Em sẽ giải quyết: Ngày đi làm, tối đi học.
 BT e)
 Cho HS thi đấu giữa các nhóm, nhóm nào đến lượt mà không trả lời được thì thua. Nhóm nào đến phút cuối cùng vẫn có câu tục ngữ, ca dao hay danh ngôn thì nhóm đó thắng cuộc.
 - Kiến thức là chìa khoá van năng mở ra tất cả các cánh cửa.(A.Phơ-răng - xơ)
 - Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương (J.Niu-tơn)
 4.Củng cố: Gv: Kết luận toàn bài: Để đảm bảo quyền lợi cho học tập, luật pháp nước ta quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Những quy định trách nhiệm đó thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. 
 5/Đánh giá: Em hiểu thế nào về câu nói của V.I.Lênin: “Học, Học nữa, Học mãi”
6.Hoạt động tiếp nối:
 * Bài cũ:
 + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 49,50,51.
 + Làm các bài tập đ, sách giáo khoa trang 51.
 * Bài mới:
- Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết: ôn tập bài 12,13,14,15.
+ Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang.
+ Tìm ca dao, tục ngữ,việc làm về nội dung các bài ôn tập. 
+Ôn tất ca các bài kt 1 tiết.
7.Rút kinh nghiêm:

File đính kèm:

  • docCD6.26.doc