Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 5 - Bùi Thúy Nga

 1.Về kiến thức

 - Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ.

 - Ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.

 2. Kĩ năng

 - Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.

 - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.

 - Biết cư xử lễ độ với người xung quanh.

3. Thái độ:

 -Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người; không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 5 - Bùi Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :5 NS:22/9/2012
Tiết: 5 ND:26/9/2012
BÀI 4: LỄ ĐỘ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1.Về kiến thức
 - Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ.
 - Ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.
 2. Kĩ năng
 - Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.
 - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.
 - Biết cư xử lễ độ với người xung quanh.
3. Thái độ: 
 -Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người; không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.
II CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử lễ độ với mọi người, KN thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác, KN đánh giá hành vi lễ độ và thiếu lễ độ.
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/Ổn định tổ chức: Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng ......p.........kp.......).
 2/Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là tiết kiệm? Em đã thực hành tiết kiệm như thế nào trong cuộc sống?
*Hãy chọn câu thành ngữ thể hiện chưa biết tiết kiệm:
 a.Tích tiểu thành đại.
 b. Bóc ngắn cắn dài.
 c.Ăn phải dành, có phải kiệm.
 (Câu b – sử dụng quá mức cần thiết)
 3/Bài mới:
 *Giới thiệu: GV:
 -Trước khi đi học, ra khỏi nhà, việc đầu tiên em thường làm là gì?
 	- Đến trường, khi thầy cô giáo vào lớp, việc đầu tiên em làm là gì?
 HS: Trả lời cá nhân.
 GV: Những hành vi trên thể hiện điều gi?
 HS: Những hành vi trên thể hiện đức tính lễ độ. 
 GV: Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ. Trong các mối quan hệ đó đều phải có những phép tắc quy định cách ứng xử, giao tiếp với nhau. Quy tắc đạo đức đó là “lễ độ” vậy lễ độ là gì?lễ độ được biểu hiện như thế nào và có ý nghĩa gì trong cuộc sống thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay .
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV. Gọi Hs đọc truyện “Em Thuỷ”
Trình chiếu câu hỏi
Gv: Thuỷ đã làm gì khi khách đến nhà?
- Bạn Thuỷ giới thiệu khách với bà
- Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi
- Mời bà và khách uống trà
- Xin phép bà nói chuyện
- Vui vẻ kể chuyện học, các hoạt động ở lớp của Liên đội
- Thuỷ tiễn khách và hẹn gặp lại.
 GV: Khi anh Quang xin phép ra về, Thuỷ có hành động gì? Em nói như thế nào?
 Thuỷ tiễn anh ra tận ngõ và nói : “Lần sau có dịp mời anh đến nhà em chơi”.
GV: Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Thuỷ?
HS:- Thuỷ nhanh nhẹn, lịch sự khi tiếp khách, biết tôn trọng bà và khách.
- Làm vui lòng khách, để lại ấn tượng tốt đẹp
- Thuỷ là một HS ngoan cư xử đúng mực, lễ phép.
*Tích hợp GDHS: gợi ý cho hs liên hệ bản thân
? Em đã có lần nào làm được như Thủy không?
?Em học tập bạn Thủy điều gì?
Gv: Qua câu chuyện trên ta thấy Thủy là người nhanh nhẹn, lịch sự, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách. Biết tôn trọng bà và khách, làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp, Thủy thể hiện là một hs ngoan, lễ độ.
 Trong cuộc sống hằng ngày, trong mối quan hệ giao tiếp với nhau, chúng ta cần tỏ rõ lịch sự, có văn hóa và khéo léo trong cách đối xử. Tình cảm đó giúp cho mọi người có quan hệ trong cuộc sống tốt đẹp hơn, là cơ sở để chúng ta làm tốt công việc được giao phó. 
1. Truyện đọc: “Em Thuỷ”
- Bạn Thuỷ giới thiệu khách với bà
- Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi
- Mời bà và khách uống trà
- Xin phép bà nói chuyện
- Vui vẻ kể chuyện học, các hoạt động ở lớp của Liên đội
- Thuỷ tiễn khách và hẹn gặp lại.
-> Thủy là người nhanh nhẹn, lịch sự, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách. Biết tôn trọng bà và khách, làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.
GV: Lễ độ là gì?
Hs: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận
*Thảo luận: (5’)
Nhóm 1: Tìm hành vi thể hiện lễ độ ở trường, lớp ?
 - Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo.
 - Học nghiêm túc, vâng lời thầy cô giáo, lắng nghe những lời khuyên răn, dạy dỗ của thấy cô giaó
Nhóm 2: Tìm hành vi thể hiện thiếu lễ độ ở trường, lớp?
 - Gặp thầy cô giáo mà không chào hỏi.
 - Có thái độ xấc xược, xúc phạm đến thấy cô giáo.
 - Nói leo trong giờ học
Nhóm 3: Tìm hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ ở nhà?
*Hành vi thể hiện lễ độ ở nhà
- Kính trọng, vâng lời, ngoan, lễ phép với ông bà cha mẹ.
- Anh chị em trong gia đình quý trọng, đoàn kết, hòa thuận.
- Đi xin phép về chào hỏi
* Hành vi thể hiện thiếu lễ độ ở nhà.
- Cãi lại bố mẹ.
- Lời nói, hành động cộc lốc, xấc xược với người thân trong gia đình.
Nhóm 4: Tìm hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ ở nơi công cộng...?
* Hành vi thể hiện lễ độ ở nơi công cộng...
 - Dắt cụ già qua đường.
 - Nhường chỗ ngồi cho người già, người tàn tậttrên xe ô tô.
- Biết chào hỏi, thư gủi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.
* Hành vi thể hiện thiếu lễ độ ở nơi công cộng...
- Nói tục, chủi bậy.
- Va chạm không xin lỗi.
- Không cám ơn.
HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Có người cho rằng đ/v kẻ xấu không cần phải lễ độ, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?.
Gv: Hãy nêu các biểu hiện của lễ độ?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, kết luận biểu hiện của lễ độ.
Gv: Trái với lễ độ là gì?
Hs: Trái với lễ độ là: Nói trống không, ngắt lời người khác.Vô lễ, hỗn láo, thiếu văn hóa..
Cũng không phải là cử chỉ khúm núm, xun xoe giả tạo để lấy lòng người khác,
GV: Tìm những hành vi tương ứng với thái độ
Thái độ
Hành vi
- Vô lễ
- Lời ăn tiếng nói thiếu văn hoá.
- Ngông nghênh.
- Cãi lại bố mẹ.
- Lời nói hành động cộc lốc, xấc xược, xâm phạm đến mọi người.
- Cậy học giỏi, nhiều tiền của, học làm sang
Gv: Vì sao phải sống có lễ độ?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, kết luận ý nghĩa của sống có lễ độ.
*Tích hợp :Liên hệ thực tế :Khi em vào trường, cơ quan, xí nghiệp
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, kết luận.
2.Nội dung bài học:
 a. Lễ độ là gì?
 Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
 b. Biểu hiện: qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặt.Vd: biết chào hỏi, thưa gửi, biết cám ơn, xin lỗi, biết nhường bước, giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn nơi công cộng,
c. Ý nghĩa:
- Thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đối với mọi người.
- Biểu hiện là người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng-> được mọi người quí mến. 
- Làm cho quan hệ giữa mọi người tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến bộ.
Trình chiếu các bài tập cho HS làm.
*Bài tập a/11
Hãy đánh dấu x vào cột trống mà em cho là thích hợp:
*Bài tập b/11
HS đọc và trả lời.
*GV giáo dục HS .
*Bài tập c/11- SGK.
HS: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
 Muốn trở thành người công dân tốt điều trước hết là phải học đạo dức, lễ phép sau đó mới học đến văn hoá, kiến thức như Bác Hồ đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. 
3.Bài tập:
 *Bài tập a/
Hành vi, thái độ
Có lễ độ
Thiếu lễ độ
1.Đi xin phép, về chào hỏi
x
2.Nói leo trong giờ học
x
3.Gọi dạ, bảo vâng
x
4.Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người
x
5.Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già trên xe ô tô
x
6.Kính thầy yêu bạn
x
7. Nói trống không
x
8. Ngắt lời người khác
x
*Bài tập b:
-Vì đó là nhiệm vụ của chú.
-Bạn Thanh là người vô lễ, xấc xược, ỷ thế
-Là Thanh em sẽ: +Chào hỏi. + Xin phép vào tìm mẹ. +Cám ơn.
*Bài tập c/11- SGK
 -Muốn trở thành người công dân tốt điều trước hết là phải học đạo đức, lễ phép sau đó mới học đến văn hoá, kiến thức. Bác Hồ đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.
4/ Củng cố:Nhắc lại NDBH.
 Lấy thêm nhiều VD về lễ độ.
 Tìm và đọc các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lễ độ?
Đi hỏi về chào;Học ăn, học nói, học gói, học mở
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Kính lão đắc thọ;-Lời chào cao hơn mâm cỗ
 5/Đánh giá: GV: Cho HS làm bài tập:Đánh dấu (x) vào cột em cho là đúng: (trình chiếu)
Hành vi thái độ
Lễ độ
Không
- Biết chào hỏi, thưa gửi, xin lỗi, cảm ơn
- Kính thầy yêu bạn
- Chỉ tôn trọng người lớn.
- vui vẻ, hoà thuận
- Nói trống không, xấc xược.
- Lịch sự, có văn hoá.
- Nói leo trong giờ học
Không nói tục, chửi bậy.
6/ Hoạt động tiếp nối:
*Trình chiếu:
 - Học bài, làm các bài tập còn lại ở sgk
 - Xem trước bài 5.Tôn trông kỉ luật
 +Đọc truyện và trả lời câu hỏi gợi ý (sgk)
 +Thế nào là tôn trọng kỉ luật? VD?
 +Em đã tôn trọng KL chưa? Vì sao? 
7/Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCD6.5.doc
Bài giảng liên quan