Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 6 - Bùi Thúy Nga

 1/ Kiến thức:

 -Thế nào là tôn trọng kỉ luật.

 - Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.

 -Trách nhiệm của mỗi người.

 2/ Kĩ năng:

 - Có khả năng rèn luyện tính kỷ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.

 - Có khả năng chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật.

 3/ Thái độ:

 - Có ý thức đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỷ luật.

 - Có thái độ tôn trọng kỷ luật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 6 - Bùi Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần:6 NS:29/9/2012
Tiết:6 ND:01/10/2012
BÀI 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức: 
 -Thế nào là tôn trọng kỉ luật.
 - Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
 -Trách nhiệm của mỗi người.
 2/ Kĩ năng: 
 - Có khả năng rèn luyện tính kỷ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
 - Có khả năng chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật.
 3/ Thái độ: 
 - Có ý thức đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỷ luật.
 - Có thái độ tôn trọng kỷ luật.
 IICÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 -Kĩ năng đánh giá hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật, kĩ năng so sánh hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.
 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HOC:
 1/ Ổn định tổ chức: ktss
 2/Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút
 a Lễ độ là gì? Em làm gì để thể hiện sự lễ độ của bản thân?
 b.Em hiểu thế nào là: " Tiên học lễ hậu học văn".
(a. Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
 *HS nêu môt vài việc làm: -lễ phép, chào hỏi thầy cô giáo, vâng lời bố mẹ, nhường nhịn em ,
 b. HS giải thích:Phải học đạo đức, lễ phép sau đó mới học đến văn hoá, kiến thức)
 3/Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Trong một lớp học hay một tổ chức nào đó mọi người muốn làm gì thì làm, không tuân theo những quy định chung đặt ra sẽ dẫn tới lộn xộn, không có tổ chức, vì vậy cần phải có kỷ luật.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung KTcần đạt
GV: Cho HS đọc truyện trong SGK “ Giữ luật lệ chung”
Hướng dẫn học sinh cách đọc 
GV: Nêu câu hỏi:
? Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?
Hs: Trả lời.
- Bỏ dép trước khi bước vào chùa
- Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.
- Bác đến mỗi gian thờ thấp hương.
- Bác chấp hành tín hiệu đèn GT
- Bác nói: “ Phải gương mẫu, chấp hành luật lệ GT”
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: ?Việc thực hiện đúng quy định chung nói lên đức tính gì của Bác Hồ?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét.
GV: Mặc dù là chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người. 
1.Truyện đọc: “ Giữ luật lệ chung”
*Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung:
- Bỏ dép trước khi bước vào chùa
- Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.
- Bác đến mỗi gian thờ thấp hương.
- Bác chấp hành tín hiệu đèn GT
GV: Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế.
HS: Tự nói về mình đã tôn trọng kỷ luật như thế nào ở trong gia đình, nhà trường, xã hội ?
Hs: Trả lời
- Ở gia đình : Ngủ dậy đúng giờ.
+ Đồ đạc để ngăn nắp, đúng nơi quy định.
+ Đi học và về nhà đúng giờ.
+ Hoàn thành công việc gia đình giao cho 
- Ở nhà trường :
+ Vào lớp đúng giờ, trật tự nghe giảng bài, làm đủ bài tập, mặc đồng phục.
+ Đi giày dép có quai hậu.
+ Không vứt rác, vẽ bậy lên bàn...
- Ngoài xã hội : Thực hiện nếp sống văn minh, không hút thuốc lá, giữ gìn TT chung, đoàn kết, Bảo vệ môi trường- AT GT- Bảo vệ của công.
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Qua các việc làm cụ thể của các bạn đã thực hiện tôn trọng kỷ luật , các em có nhận xét gì?
HS: Việc tôn trọng kỷ luật là tự mình thực hiện quy định chung
? Phạm vi thực hiện thế nào?
- Thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
? Theo em kỷ luật là gì?.
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
? Em hãy lấy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỷ luật.
- Tham gia sinh hoạt Đội một cách bắt buộc.
- Thấy tín hiệu đèn đỏ dừng lại vì sợ mọi người chê trách.
*Thảo luận nhóm(4)
* Nội dung: Hãy nêu các biểu hiện tôn trọng kỉ luật ở:
Nhóm 1: Nhà trường
Nhóm 2: Gia đình 
Nhóm 3, 4: Nơi công cộng.
Hs: Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Nhóm 1: Biểu hiện tôn trọng kỷ luật trong nhà trường.
- Vào lớp đúng giờ, trật tự nghe bài, làm đủ bài tập, mặc đúng đồng phục quy định, không vứt rác, vẽ bậy lên tường.
Nhóm 2: Biểu hiện tôn trọng kỷ luật trong gia đình.
- Ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc để ngăn nắp, đúng nơi quy định, đi học và về nhà đúng giời.
- Thực hiện đúng giờ tự học, hoàn tha2nhc ông việc gia đình giao.
Nhóm 3, 4: Không hút thuốc lá, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường, an toàn giao thộng, bảo vệ của công...
HS: Trả lời
Gv: Nhận xét, kết luận.
*Tích hợp pháp luật:
Tôn trọng kỉ luật là cơ sở để hướng tới tôn trọng pháp luật
Gv: Nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật?
Hs: Trả lời
- Gia đình, nhà trường, xã hội sẽ có nề nếp, kỷ cương
- Gia đình, nhà trường, xã hội ...ổn định và phát triển
- Tính kỷ luật mang lại quyền lợi cho con người.
- Tính kỷ luật giúp chúng ta vui vẻ, thanh thản và yên tâm học tập, lao động và vui chơi, giải trí...
 Gv: Nhận xét, kết luận. 
Gv: Kỉ luật có làm cho con người bị gò bó, mất tự do không? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hãy kể những việc làm thiếu tôn trọng kỉ luật và hậu quả của nó?
 Phân tích mở rộng nội dung khái niệm.
 Gv: Phân tích những điểm khác nhau giữa Đạo đức, kỉ luật và pháp luật. Mối quan hệ, sự cần thiết của Đạo đức, kỉ luật và pháp luật
- Những quy đinh, nội quy của kỷ luật là do nhà trường, cơ quan và các tổ chức xã hội đề ra, còn pháp luật là quy định chung do nhà nước đề ra.
Tôn trọng kỷ luật: Là các quy định, nội quy do GĐ, tập thể, XH đề ra phải tự giác thực hiện. Nếu vi phạm thì bị nhắc nhở, phê bình.
 - Pháp luật: Là các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra bắt buộc phải thực hiện. Nếu vi phạm thì bị xử phạt.
Gv: Em nào cho cô biết có khẩu hiệu nào yêu cầu chúng ta nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật.
Hs:“Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”
GV: Việc tôn trọng kỉ luật chỉ cần thực hiện khi ở trên lớp và chỉ có HS mới cần tôn trọng kỉ luật còn những người không đi học không cần phải tôn trọng kỉ luật.
 Em có suy nghĩ gì về cách nói trên?
 GV Tổng kết : Trong cuộc sống, cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhau. Đó là sự bảo đảm công việc, quyền lợi chung và riêng với nhau. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải có ý thức kỷ luật cao.
2. Nội dung bài học:
 a. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
 Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc; chấp hành mọi sự phân công của tập thể,... 
b. Ý nghĩa:
*Đối với bản thân:con người thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động.
*Đối với gia đình và xã hội:Giúp cho gia đình, xã hội có kỉ cương, nề nếp, mới duy trì được và phát triển.
c.Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tập thể, xã hội:Ở đâu, ở bất kì cương vị nào, lứa tuổi nà cũng phải tuân theo kỉ luật, nơi nào cũng có KL.
GV: Khái quát lại nội dung bài học
Gv: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
Bài tập b:
3. Bài tập:
Bài tập b
 Không . Vì kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu một tập thể làm việc không có tổ chức, kỷ luật, ai muốn làm gì thì làm, thì sẽ trở thành hỗn loạn. Trong tình trạng ấy, liệu một người có thể sống yên ổn mà làm việc được không? Người đó sẽ không có tự do để làm việc. Nếu một tổ chức mà mọi người biết tôn trọng kỉ luật thì mỗi người sẽ yên tâm làm việc và sẽ có tự do để làm việc.
4/ Củng cố: nhắc lại NDBH theo cách trình bày 1 phút.
5/Đánh giá: BT: Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật:
1. Đất có lề, quê có thói.
2. Nước có vua, chùa có bụt.
3. Ăn có chừng, chơi có độ.
4. Ao có bờ, sông có bến.
5. Dột từ nóc dột xuống.
6. Nhập gia tuỳ tục.
7. Phép vua thua lệ làng.
8. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. 
 Hành vi thể hiện tính kỷ luật: 2,6,7
6/Hoạt động tiếp nối:: 
 - Học bài, làm bài tập: a, c SGK.
 - Xem trước bài 6.
 +đọc và trả lời câu gỏi gợi ý
 + xem NDBH và bài tập 
7/ Rút kinh nghiệm:
Thống kê 15 phút
Lớp
SS
1à3
Dưới TB
8à10
5,6à7,8
TB trở lên
 Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6a1
20
6a2
14
Tổng 
34

File đính kèm:

  • docCD6.6.doc