Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 7 - Bùi Thúy Nga
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng. Ý nghĩa của lòng biết ơn.
2. Kĩ năng: Biết tự nhận xét, đánh giá sự biết ơn của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, của bản thân và bạn bè xung quanh.
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện sự biết ơn trong tình huống cụ thể.
-Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng , liệt sĩ của bản thân bằng những việc làm cụ thể.
3. Thái độ: Quí trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.Trân trọng , ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.
Tuần :7 NS:8/10/2012 Tiết :7 ND:10/10/2012 BÀI 6: BIẾT ƠN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng. Ý nghĩa của lòng biết ơn. 2. Kĩ năng: Biết tự nhận xét, đánh giá sự biết ơn của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, của bản thân và bạn bè xung quanh. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện sự biết ơn trong tình huống cụ thể. -Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng , liệt sĩ của bản thân bằng những việc làm cụ thể. 3. Thái độ: Quí trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.Trân trọng , ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng tư duy đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về hoạt động thể hiện lòng biết ơn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ktss 2. Kiểm tra bài cũ: a/Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật mang lại những lợi ích gì?. b/. Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính kỉ luật? a. Đi xe vượt đèn đỏ. b. Đi học đúng giờ. c. Nói chuyện riêng trong giờ học. d. Đi xe đạp dàn hàng ba. e. Mang đúng đồng phục khi đến trường. g. Viết đơn xin phép nghĩ học khi bị ốm. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới (3 phút): Các em hãy cho biết chủ đề của những ngày kỉ niệm sau: Ngày 10-3 ( al); ngày 27-7; ngày 20-10; ngày 20-11... Gv. Những ngày trên nhắc nhở chúng ta nhớ đến: Vua Hùng có công dựng nước; Nhớ công lao những người đã hy sinh cho độc lập dân tộc; nhớ công lao thầy cô và công lao của bà, của mẹ. Truyền thống của dân tộc ta là sống có tình, có nghĩa, thuỷ chung, trước sau như một. Trong các mối quan hệ, sự biết ơn là một trong những nét đẹp của truyền thống ấy. Vậy biết ơn là gì, biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống thì cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay bài 6 “Biết ơn” Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt GV: Gọi HS đọc truyện sgk. GV: Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì?. Hs: - Rèn viết tay phải. - Thầy khuyên" Nét chữ là nết người". Gv: Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩ gì đối với thầy?Vì sao? Hs: - Ân hận vì làm trái lời thầy. - Quyết tâm rèn viết tay phải. - Luôn nhớ lời dạy của thầy. - Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy. Chị Hồng biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ của thầy.Vì nhờ thầy mà chị Hồng có được cuộc sống ngày hôm nay. Gv: Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng. Chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy- một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. I.Truyện đọc: Thư của môt học sinh cũ. -> Chị Hồng biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ của thầy.Vì nhờ thầy mà chị Hồng có được cuộc sống ngày hôm nay =>lòng biết ơn thầy- một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. GV: Thế nào là biết ơn? Cho VD? *Tích hợp pháp luật: ?:Tại sao chúng ta phải biết ơn những người có công với đất nước, dân tộc? ?:em sẽ làm gì nếu gần nơi chúng ta ở có bà mẹ VNAH? Tượng đài liệt sĩ, gia đình thương bệnh binh? Gv: không những vậy chúng ta còn phải có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ những người có công, thân nhân người có công với nhiều cách, bằng việc làm cụ thể, thiết thực. *Thảo luận nhóm.(4’) Nhóm 1,2: Chúng ta cần biết ơn những ai? HS: Tổ tiên, ông bà, người giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn, anh hùng liệt sĩ, ĐCSVN và Bác Hồ, các dân tộc trên thế giới. Nhóm 3,4: Vì sao chúng ta cần biết ơn? HS: Biết ơn vì: Những người sinh thành, nuôi dưỡng ta, mang đến điều tốt lành cho ta, có công BVTQ đem lại độc lập-tự do, vật chất, tiền tài để XD và BV đất nước. HS: Các nhóm trình bày.GV: Nhận xét, bổ sung. GV:hãy tìm 1 vài VD về lòng biết ơn? HS:-thăm hỏi thầy cô giáo(cũ); hiếu thảo với cha mẹ;giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gđ có công với cách mạng,... Gv: Trái với biết ơn là gì? Hs: trái với biết ơn :sự vô ơn, bạc nghĩa, thờ ơ. Gv: Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đối với những người vô ơn, bội nghĩa?. Gv: Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự biết ơn? ( ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ.....) GV: Từ xưa, cha ông ta đã luôn đề cao lòng biết ơn. Lòng biết ơn tạo nên lối sống nhân hậu, thuỷ chung của dân tộc và tạo nên sức mạnh cho các thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu xây dựng đát nước. Lòng biết ơn là biểu hiện tình người, nét đẹp, phẩm chất đạo đức con người. ? :Tìm ca dao ,tục ngữ nói về biết ơn. Hs: trả lời Gv: Nhận xét, bổ sung. Ăn giấy bỏ bìa Ăn tám lạng, trả nữa cân Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy. Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ? Phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, kết luận cách rèn luyện. - Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. - Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ.... - Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. ? Lấy ví dụ thực tế những việc làm biết ơn Gv: Nhận xét, bổ sung. - Mua tăm ủng hộ người mù,đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sỹ, đóng góp xây nhà tình nghĩa. - Thờ cúng tổ tiên, ông bà, tặng hoa cho mẹ nhân ngảy 8/3 GV: Lưu ý phân biệt biết ơn với ban ơn (việc làm biết ơn của các em phải xuất phát từ sự tự giác) II.Nội dung bài học: 1. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. *Thể hiện:thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ, gành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm điều tốt đẹp cho người mình biết ơn. 2. Ý nghĩa của lòng biết ơn: - Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. - Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. BT: Trong những câu ca dao tục ngữ sau câu nào nói về lòng biết ơn?. 1. Ăn cháo đá bát 2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 3. Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguờn chảy ra. 4. Uống nước nhớ nguồn 5. Mẹ già ở tấm lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con 6. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người 7. Qua cầu rút ván. Gv: nhận xét đưa ra đáp án bài tập Gv: Hãy hát một bài hát thể hiện lòng biết ơn? Hs: Thể hiện bài hát. Gv: Nhận xét. III.Bài tập: 1.Bài tập: Những câu ca dao, tục ngữ thể hiện lòng biết ơn: 2, 3, 4, 5, 6. 4.Củng cố: HS nhắc NDBH bằng kĩ thuật trình bày 1 phút. 5. Đánh giá: ?: Theo em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn? 6.Hoạt động tiếp nối: - Học bài, làm bài tập b, c SGK/19. - Xem trước bài 7 - Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên. 7.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD6.7.doc